Sáng 29-8, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì buổi giao ban truyền hình trực tuyến toàn quốc nhằm kiểm điểm việc thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Ngày 27-11-2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Hướng tới nhiều mục tiêu lớn trong khu vực nông nghiệp, nông thôn
Năm 2011 là năm thứ 2 thực hiện Quyết định 1956. Sau 6 tháng đầu năm, cả nước đã tổ chức đào tạo nghề cho 267.032 lao động nông thôn (đạt 53% kế hoạch cả năm), bao gồm các nghề về nông nghiệp (48,4% số người học), nghề phi nông nghiệp (51,6%). Các đối tượng học nghề có 32,7% là đối tượng 1 (người có công, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác); 10,6% thuộc hộ cận nghèo, còn lại là đối tượng lao động nông thôn khác. Tỷ lệ người có việc làm gắn với nghề được đào tạo đạt 70% (ở hơn 50 tỉnh); đạt dưới 70% (khoảng hơn 10 tỉnh).
Xu hướng lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp tăng. Lao động nông thôn đã tận dụng được thời gian nông nhàn đề sản xuất, một bộ phận lao động đã chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp, rất nhiều số hộ dân đã chính thức thoát nghèo.
Các mô hình thí điểm đã dần dần rõ nét và nhiều mô hình có thể tổng kết, nhân rộng trong những năm tiếp theo.
Ngoài việc học nghề, học viên còn được trang bị các kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, các kỹ năng “mềm” khác như bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, tạo dựng, gắn kết các mối quan hệ cộng đồng, làng xóm.
Nhiều đại biểu tham dự buổi giao ban cho rằng, Đề án không chỉ hướng tới mục tiêu đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, mà còn thực hiện được nhiều mục tiêu lớn hướng tới nhóm đối tượng lao động ở khu vực nông thôn toàn quốc.
Các yêu cầu cụ thể tiếp theo
Tại buổi giao ban, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, đồng thời là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định 1956 khẳng định, trong 6 tháng đầu năm 2011, việc triển khai Quyết định 1956 đã tạo được chuyển biến cơ bản trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành.
Phó Thủ tướng nêu một số yêu cầu cụ thể. Đó là đến tháng 12-2011, tất cả các cấp chính quyền từ cấp xã phải tổ chức hội nghị phổ biến Quyết định 1956. Phải xây dựng chuyên mục riêng về Đề án với nhiều gương tiêu biểu trong quá trình thực hiện tại các đài truyền hình địa phương và trung ương.
Trong tháng 9-2011, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẩn trương đánh giá mức độ sẵn sàng triển khai Quyết định 1956 của 63 tỉnh/thành phố. Sau đó có đánh giá, xếp hạng và gửi cho Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố tham khảo. Các tỉnh, thành phố cũng cần có hướng dẫn chính thức tới các huyện, xã về việc triển khai thực hiện Quyết định 1956. Tại tất cả các tỉnh, huyện, xã cần bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện Quyết định này.
Ban Chỉ đạo Trung ương cần bố trí thời gian tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 1956 tại các địa phương. Sẽ tổ chức hội nghị điển hình vào tháng 11-2011 và tổ chức tổng kết 2 năm thực hiện Quyết định 1956 vào tháng 1-2012.
Về công tác tuyên truyền, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các cơ quan báo chí cần phát huy tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao trước dư luận trong việc tuyên truyền cho Đề án.
Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền và Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai cũng đề nghị các cơ quan truyền thông đưa tin chính xác, đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm khi tham gia tuyên truyền Đề án quan trọng này.
Ngày 27-11-2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Hướng tới nhiều mục tiêu lớn trong khu vực nông nghiệp, nông thôn
Năm 2011 là năm thứ 2 thực hiện Quyết định 1956. Sau 6 tháng đầu năm, cả nước đã tổ chức đào tạo nghề cho 267.032 lao động nông thôn (đạt 53% kế hoạch cả năm), bao gồm các nghề về nông nghiệp (48,4% số người học), nghề phi nông nghiệp (51,6%). Các đối tượng học nghề có 32,7% là đối tượng 1 (người có công, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác); 10,6% thuộc hộ cận nghèo, còn lại là đối tượng lao động nông thôn khác. Tỷ lệ người có việc làm gắn với nghề được đào tạo đạt 70% (ở hơn 50 tỉnh); đạt dưới 70% (khoảng hơn 10 tỉnh).
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì buổi giao ban. |
Các mô hình thí điểm đã dần dần rõ nét và nhiều mô hình có thể tổng kết, nhân rộng trong những năm tiếp theo.
Ngoài việc học nghề, học viên còn được trang bị các kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, các kỹ năng “mềm” khác như bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, tạo dựng, gắn kết các mối quan hệ cộng đồng, làng xóm.
Nhiều đại biểu tham dự buổi giao ban cho rằng, Đề án không chỉ hướng tới mục tiêu đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, mà còn thực hiện được nhiều mục tiêu lớn hướng tới nhóm đối tượng lao động ở khu vực nông thôn toàn quốc.
Các yêu cầu cụ thể tiếp theo
Tại buổi giao ban, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, đồng thời là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định 1956 khẳng định, trong 6 tháng đầu năm 2011, việc triển khai Quyết định 1956 đã tạo được chuyển biến cơ bản trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành.
Phó Thủ tướng nêu một số yêu cầu cụ thể. Đó là đến tháng 12-2011, tất cả các cấp chính quyền từ cấp xã phải tổ chức hội nghị phổ biến Quyết định 1956. Phải xây dựng chuyên mục riêng về Đề án với nhiều gương tiêu biểu trong quá trình thực hiện tại các đài truyền hình địa phương và trung ương.
Trong tháng 9-2011, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẩn trương đánh giá mức độ sẵn sàng triển khai Quyết định 1956 của 63 tỉnh/thành phố. Sau đó có đánh giá, xếp hạng và gửi cho Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố tham khảo. Các tỉnh, thành phố cũng cần có hướng dẫn chính thức tới các huyện, xã về việc triển khai thực hiện Quyết định 1956. Tại tất cả các tỉnh, huyện, xã cần bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện Quyết định này.
Ban Chỉ đạo Trung ương cần bố trí thời gian tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 1956 tại các địa phương. Sẽ tổ chức hội nghị điển hình vào tháng 11-2011 và tổ chức tổng kết 2 năm thực hiện Quyết định 1956 vào tháng 1-2012.
Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền và Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai cũng đề nghị các cơ quan truyền thông đưa tin chính xác, đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm khi tham gia tuyên truyền Đề án quan trọng này.
Theo Chinhphu.vn