Tuy nhiên, bà Figueres cho rằng, không còn thời gian đàm phán để đưa ra 1 văn kiện ràng buộc kế tiếp Nghị định thư Kyoto về giảm khí thải. Sau hơn 3 năm đàm phán, bà Figueres cho rằng, các nước đã không thể nhất trí về 1 thỏa thuận kế tiếp các mục tiêu được quy định trong Nghị định thư Kyoto- văn kiện yêu cầu gần 40 nước công nghiệp giảm khí thải trong giai đoạn từ 2008- 2012. Theo bà Figueres, 1 thỏa thuận sớm nhất có thể đạt được là tại Durban, Nam Phi vào cuối năm 2011.
Cũng tại vòng đàm phán về biến đổi khí hậu diễn ra ở Bonn, Trưởng đoàn của Tổ chức Greenpeace (Hòa bình xanh), Tove Ryding cho rằng, các chính khách không nên nghĩ về môi trường sau khi đã xảy ra thảm hoạ; mà cần hành động trước, nắm lại cơ hội giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trước khi con người rơi vào thảm họa.
Trưởng đoàn thương thuyết Liên minh châu Âu (EU) thì cho rằng, EU nghiêng về 1 công cụ duy nhất mang tính ràng buộc pháp lý yêu cầu tất cả các nền kinh tế lớn phải thực hiện.
Phái đoàn Mỹ| cũng đưa ra tuyên bố khá mạnh mẽ, rằng Mỹ sẽ không từ bỏ nỗ lực nào để phối hợp với các đối tác quốc tế, nhằm đạt được tiến trình hướng tới 1 thỏa thuận tại Durban.
Các cuộc đàm phán do LHQ tổ chức về thực hiện biến đổi khí hậu giai đoạn hậu Nghị định thư Kyoto bị bế tắc, do các nước đang phát triển muốn gia hạn cho Nghị định thư Kyoto, trong khi các nước phát triển muốn thay thế bằng hiệp định mới.
Theo VOV