Trong đợt xả lũ của công trình thủy lợi Ayun Hạ từ ngày 28-7 đến 1-8, xã Ia Trôk, huyện Ia Pa bị ngập úng khoảng 30 ha cây trồng.
Bước tới cầu Quý Đức, cửa ngõ vào địa phận huyện Ia Pa, đập vào mắt là ruộng bắp bị ngã vàng, bùn non nhão nhoẹt, hậu quả của trận ngập úng do xả lũ. Chủ tịch UBND xã Ia Trôk- Võ Hưng Quang cho biết: “Toàn xã có 5 thôn bị thiệt hại, hoa màu bị ngập nước khoảng 30 ha. Xã đang thống kê, tập hợp để kiến nghị báo cáo với Phòng Nông nghiệp và PTNT. Đợt ngập úng này, nhiều diện tích lúa nước đang làm đòng, bắp và mì cũng bị hư hại nặng”.
“Hơn 1 ha lúa nước nhà mình đang thời kỳ làm đòng đã bị mất trắng. Cũng trên diện tích này, năm ngoái mình thu được 9 tấn lúa, bán hơn 40 triệu đồng. Ông Rcom Alunh- buôn Tong Se than thở. Cùng tâm trạng tiếc nuối, chị Nay H’Chuân-buôn Tong Se nói: “Cuộc sống nông dân trông chờ vào cây lúa, nay mất rồi, rồi đây nhiều hộ sẽ phải nợ nần”.
Đợt ngập úng vừa qua là cảnh báo đầu tiên trong mùa mưa bão tại huyện Ia Pa.
Trong tổng diện tích gieo trồng vụ mùa 2011, có tới hơn 100 ha/21.395 ha nằm trong khu vực vùng trũng có nguy cơ ngập úng, tập trung nhiều nhất tại xã Ia Ma Rơn. Do huyện còn khó khăn, chưa đầu tư được nhiều hệ thống kênh mương, vì thế khi có tình huống ngập úng, mức độ thiệt hại là rất cao và có thể xảy ra trên diện rộng. Ngoài ra, giao thông nội đồng còn yếu nên công tác phụ trợ sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Diện- Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: “Biện pháp khắc phục, giảm thiểu thiệt hại cho người dân chính là điều tiết lịch thời vụ. Phòng đề xuất Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi Ayun Hạ triển khai lịch mở nước sớm hơn 20 ngày (mọi năm lịch mở nước vào cuối tháng 6-P.V) để tránh thiệt hại do lụt bão vào cuối vụ. Khuyến cáo người dân sử dụng các cây trồng hợp lý tại khu vực thường xảy ra ngập úng… Huyện sẽ đề nghị công trình thủy lợi Ayun Hạ có lịch xả lũ hợp lý tránh tình trạng ngập lụt gây thiệt hại cho nông dân. Xây dựng phương án phòng tránh lụt bão, hỗ trợ người dân giảm thiểu thiệt hại”.
Bước tới cầu Quý Đức, cửa ngõ vào địa phận huyện Ia Pa, đập vào mắt là ruộng bắp bị ngã vàng, bùn non nhão nhoẹt, hậu quả của trận ngập úng do xả lũ. Chủ tịch UBND xã Ia Trôk- Võ Hưng Quang cho biết: “Toàn xã có 5 thôn bị thiệt hại, hoa màu bị ngập nước khoảng 30 ha. Xã đang thống kê, tập hợp để kiến nghị báo cáo với Phòng Nông nghiệp và PTNT. Đợt ngập úng này, nhiều diện tích lúa nước đang làm đòng, bắp và mì cũng bị hư hại nặng”.
Chị Nay H’Chuân chỉ diện tích lúa bị thiệt hại do ngập nước tại cánh đồng suối Ia Trôk. Ảnh: H.S |
Đợt ngập úng vừa qua là cảnh báo đầu tiên trong mùa mưa bão tại huyện Ia Pa.
Trong tổng diện tích gieo trồng vụ mùa 2011, có tới hơn 100 ha/21.395 ha nằm trong khu vực vùng trũng có nguy cơ ngập úng, tập trung nhiều nhất tại xã Ia Ma Rơn. Do huyện còn khó khăn, chưa đầu tư được nhiều hệ thống kênh mương, vì thế khi có tình huống ngập úng, mức độ thiệt hại là rất cao và có thể xảy ra trên diện rộng. Ngoài ra, giao thông nội đồng còn yếu nên công tác phụ trợ sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Diện- Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: “Biện pháp khắc phục, giảm thiểu thiệt hại cho người dân chính là điều tiết lịch thời vụ. Phòng đề xuất Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi Ayun Hạ triển khai lịch mở nước sớm hơn 20 ngày (mọi năm lịch mở nước vào cuối tháng 6-P.V) để tránh thiệt hại do lụt bão vào cuối vụ. Khuyến cáo người dân sử dụng các cây trồng hợp lý tại khu vực thường xảy ra ngập úng… Huyện sẽ đề nghị công trình thủy lợi Ayun Hạ có lịch xả lũ hợp lý tránh tình trạng ngập lụt gây thiệt hại cho nông dân. Xây dựng phương án phòng tránh lụt bão, hỗ trợ người dân giảm thiểu thiệt hại”.
Hồng Sơn