Sống trẻ - Sống đẹp

Hoạt động Đoàn - Hội - Đội

Anh Nguyễn Minh Triết: 'Công tác Đoàn ở trường nghề cần được đầu tư nhiều hơn nữa'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Phát biểu tại tọa đàm 'Nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp', Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết cho rằng, công tác Đoàn ở trường nghề cần được đầu tư nhiều hơn nữa.

Sáng 14.6, T.Ư Đoàn tổ chức tọa đàm "Nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp" năm 2024. Tọa đàm được tổ chức với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham dự của hơn 500 đại biểu.

Chủ trì hội nghị có anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam; chị Hồ Hồng Nguyên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Thanh niên trường học T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch thường trực T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.

Chương trình có sự tham gia của các bộ, ban, ngành T.Ư, các chuyên gia về giáo dục nghề nghiệp; đại diện Sở GD-ĐT, Sở LĐ-TB-XH các tỉnh, thành phố, các tỉnh, thành Đoàn và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cả nước.

Anh Nguyễn Minh Triết và chị Hồ Hồng Nguyên chủ trì tọa đàm.

Anh Nguyễn Minh Triết và chị Hồ Hồng Nguyên chủ trì tọa đàm.

Thúc đẩy sự phát triển công tác giáo dục nghề nghiệp cả nước

Phát biểu tại tọa đàm, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, trong thời gian qua, cùng với các hoạt động của ngành LĐ-TB-XH, công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng góp phần vào sự phát triển của học sinh, sinh viên.

Các mảng công tác Đoàn và phong trào thanh niên được các cấp bộ Đoàn trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quan tâm triển khai tương đối đều và đầy đủ đến các cơ sở đoàn, cán bộ Đoàn, đoàn viên, học sinh, sinh viên. Trong đó, các phong trào thanh niên tình nguyện và các hoạt động đồng hành tổ chức tốt và thu hút được đoàn viên, học sinh, sinh viên.

Ban Thường vụ các tỉnh, thành đoàn ban hành văn bản, chỉ đạo triển khai sớm, có kế hoạch cụ thể và thông suốt đối với các hoạt động Đoàn trong khối giáo dục nghề nghiệp. Cán bộ đoàn các cấp luôn chủ động, hoạt động năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm và luôn nỗ lực trong việc duy trì tổ chức các hoạt động của Đoàn cấp trên, địa phương đến học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên.

Anh Nguyễn Minh Triết phát biểu tại tọa đàm.
Anh Nguyễn Minh Triết phát biểu tại tọa đàm.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đạt được trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và hạn chế. Một số vấn đề có thể kể đến như: các nội dung của công tác giáo dục về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống chưa có nhiều giải pháp cụ thể, đặc sắc và tạo đột phá.

"Các hoạt động tại các cơ sở chưa có nhiều sự đầu tư về quy mô và tính thu hút đoàn viên còn thấp. Số lượng tổ chức Đoàn và đoàn viên trong khối giáo dục nghề nghiệp còn khiêm tốn và chưa tương xứng với quy mô về tổng lực lượng học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói chung.

Việc quản lý đoàn viên tại các tỉnh, thành đoàn và các cơ sở trực thuộc còn gặp nhiều bất cập. Cán bộ Đoàn đa phần lớn tuổi, kiêm nhiệm công tác nên không có nhiều thời gian tổ chức các hoạt động cho đoàn viên, thanh niên", anh Triết chia sẻ.

Tọa đàm được tổ chức trực tiếp và trực tuyến.

Tọa đàm được tổ chức trực tiếp và trực tuyến.

Theo anh Triết, Ban Bí thư T.Ư Đoàn tổ chức tọa đàm với mục tiêu đánh giá, phân tích thực trạng, những khó khăn, vướng mắc trong công tác Đoàn thời gian qua; đồng thời xác định các giải pháp, hướng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học để thúc đẩy sự phát triển của công tác giáo dục nghề nghiệp cả nước.

"Tọa đàm mong muốn thu được nhiều kết quả tích cực, đưa ra được những giải pháp hiệu quả đến công tác Đoàn trong các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Công tác Đoàn trường nghề cần được sự đầu tư quan tâm nhiều hơn nữa để xứng tầm với quy mô và sự phát triển của hình thức đào tạo này", anh Triết nói.

Nguồn lực hoạt động Đoàn hạn chế

Báo cáo tại tọa đàm, chị Hồ Hồng Nguyên cho biết, vừa qua, Ban Trường học T.Ư Đoàn đã phối hợp với đơn vị chuyên môn thực hiện đề tài xã hội học "Thực trạng công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp" với 2 cuộc phỏng vấn sâu và 1 khảo sát định lượng với 9.053 học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp từ 63/63 tỉnh, thành phố tham gia.

Tổng hợp báo cáo cho thấy, công tác cán bộ Đoàn còn thiếu bền vững, chưa mạnh dạn giao nhiệm vụ cho đoàn viên là học sinh, sinh viên. Một bộ phận cán bộ Đoàn trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp lớn tuổi, đa phần là kiêm nhiệm công tác nên không có nhiều thời gian cơ học tổ chức các hoạt động phong trào cho đoàn viên, học sinh, sinh viên. Chế độ, chính sách cho cán bộ Đoàn trong khu vực cũng chưa được quan tâm, tham mưu.

Chị Hồ Hồng Nguyên thông tin tại tọa đàm.

Chị Hồ Hồng Nguyên thông tin tại tọa đàm.

Đặc biệt, chị Nguyên cho biết các nguồn lực về kinh phí, con người của các trường nghề còn hạn chế. Nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu là quỹ Đoàn trường hoặc được hỗ trợ một phần từ cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường.

Đồng thời, một khó khăn khác là, đa số đoàn viên, thanh niên học sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia học tập theo hình thức học văn hóa kết hợp với học trung cấp, kết hợp học trên lớp với thực hành trong các công ty, nhà máy.

"Thời khóa biểu học tập khá nặng, cá biệt một số học sinh sinh viên vừa học vừa làm, ngoài việc học còn đi làm thêm để trang trải cuộc sống. Do đó, thời gian tham gia các hoạt động phong trào chưa đảm bảo, dẫn đến chất lượng phong trào Đoàn ở một số đơn vị không cao", chị Nguyên chia sẻ.

Cạnh đó, chất lượng đầu vào của học sinh, sinh viên tuy có chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung còn thấp so với các trường THPT, đại học. Do đó, ý thức học tập, tham gia hoạt động Đoàn có nhiều yếu tố đặc thù.

"Tại một số tỉnh, thành Đoàn ghi nhận một số lượng lớn học sinh tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không có định hướng học nghề, lựa chọn học nghề do không đủ điều kiện vào THPT hoặc do gia đình có hoàn cảnh khó khăn", chị Nguyên chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm