Giáo dục

Tin tức

Bà mẹ trợ lý tổng giám đốc 4 con chia sẻ kinh nghiệm chọn trường cho con rất đáng đọc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với kinh nghiệm từ bản thân và nuôi dạy 4 người con, chị Đào Huyền Trang đã có những chia sẻ vô cùng hữu ích cho phụ huynh về việc chọn trường cho con.

Chị Đào Huyền Trang, 40 tuổi, tốt nghiệp thạc sỹ MBA tại Anh và hiện đang làm trợ lý tổng giám đốc của 1 tổng công ty bảo hiểm. Chị Trang có 4 con học trường tư từ mẫu giáo đến lớp 10 ở Hà Nội.

Bản thân chị Trang học các trường chuyên công lập từ lớp 6, học đại học ở Việt Nam nên có chút kinh nghiệm và trải nghiệm chia sẻ về việc chọn trường cho các bậc phụ huynh.
Tiêu chí chọn trường cho con

Chúng tôi xin được chia sẻ quan điểm về việc chọn trường cho 4 con của chị Trang như sau:

"Trước hết muốn lựa chọn gì chúng ta cũng cần tiêu chí. Tiêu chí lựa chọn của từng gia đình là khác nhau, người ưu tiên tiêu chí này, người đề cao tiêu chí khác, rất khó để có mẫu số chung cho mọi nhà. Vậy nên mình sẽ liệt kê ra các tiêu chí, chấm điểm tỷ trọng tiêu chí đó như thế nào tùy thuộc từng nhà. Không ai có thể hiểu rõ hoàn cảnh gia đình và con bạn hơn chính bạn.


 

Chị Đào Huyền Trang hiện đang sống ở Hà Nội. Ảnh: NVCC
Chị Đào Huyền Trang hiện đang sống ở Hà Nội. Ảnh: NVCC


Số 1 của đa số mọi lựa chọn là tiêu chí về ngân sách. Bạn dự định chi tối đa cho mỗi năm học của con là bao nhiêu tiền, bao gồm học phí (học chính, học thêm), bán trú, đưa đón, dã ngoại, quỹ lớp,… Các nhà hoạch định ngân sách và các nhà tài chính thế giới hầu như đều đưa ra lời khuyên là chi phí dành cho giáo dục nên chiếm không quá 35% tổng thu nhập của gia đình.

Ví dụ tổng thu nhập là 30 triệu đồng/tháng thì chi phí giáo dục nên dao động ở mức 12 triệu đồng, nhà nào có 2 con thì mỗi con nhận được chi phí khoảng 6 triệu đồng cho việc học. Số tiền còn lại dành cho bảo hiểm y tế, bất trắc, du lịch trải nghiệm cuộc sống, du học nếu có, tiết kiệm, trả lãi ngân hàng,…

Các con càng lớn, nhu cầu chi tiêu càng cao, chưa kể lạm phát, kinh tế ngày càng khó khăn, cuộc sống có thể phát sinh nhiều vấn đề khó lường nên số tiền dự kiến chi cho giáo dục nên tính toán trên 1 chặng đường dài, ít nhất là trong 5-7 năm.

Số 2 trong bộ tiêu chí của mình là khoảng cách từ nhà đến trường: Trên cơ sở ngân sách dự kiến, chúng ta chọn ra các trường trong bán kính 3km quanh nhà. Số km cũng tùy thuộc từng nhà quyết định, nhà mình chọn 3km vì mình không muốn các con mất nhiều thời gian di chuyển trên đường. Hoặc chọn theo số phút di chuyển, tối đa không quá 20-25 phút/chiều kể cả tắc đường, trời mưa.

Số 3 trong bộ tiêu chí của mình là quan điểm và tư duy của chủ trường và hiệu trưởng. Tư duy và văn hóa của những người đứng đầu sẽ quyết định phần lớn ngôi trường đó được vận hành thực tế như thế nào. Thực tế vận hành sẽ rất khác những nội dung mà trường cam kết nếu người đứng đầu không đủ sát sao, tâm huyết, và kiên định theo đuổi mục tiêu chất lượng.

Mình thường xuyên gặp gỡ và trao đổi với ban giám hiệu các trường con mình học để nắm bắt được tư duy, cách điều hành, cách quản lý của họ. Nếu thấy quan điểm của trường và cách vận hành không phù hợp, không đúng như cam kết, không khả thi để đạt được mục tiêu chất lượng, mình sẽ quyết định chuyển trường.

Từ số 4 này trở đi, mới là tiêu chí quan tâm về chương trình học. Mình không rõ các gia đình khác như thế nào, nhưng mình định hướng nghề nghiệp cho con từ khá sớm trên cơ sở theo dõi, phân tích tính cách và sở trường của con từ nhỏ.

 

Trên thực tế thì kể cả học trường tư, trừ khi con bạn xuất sắc và tự giác học, còn lại thì phụ huynh đều phải đồng hành cùng con nếu muốn con đạt kết quả và thành tích cao.

Chị Đào Huyền Trang

Nếu quan sát kỹ các phụ huynh có thể thấy tính cách và năng lực của 1 đứa trẻ bộc lộ từ rất sớm, tuổi mẫu giáo đã bộc lộ được khá nhiều. Mình nhận thấy tính cách và sở trường của các con mình từ 2-3 tuổi đến giờ vào cấp 3, gần như không thay đổi.

Tiêu chí số 5 của các gia đình cho con học trường tư có lẽ đều quan tâm cơ sở vật chất và chăm sóc bán trú. Mình thì không đặt cho tiêu chí này tỷ trọng cao vì đối với mình không quá quan trọng, mình chỉ cần cơ sở vật chất an toàn, phòng học có đủ ánh sáng, và thực phẩm đảm bảo sạch. Ngoài ra trường tư thì thường có sân bóng đá, bóng rổ, bể bơi,… cũng là 1 điểm cộng khi con học gần nhà, sau giờ học có thể chủ động ở lại trường chơi thể thao chờ đến giờ phụ huynh đón.

Tuy nhiên mình thấy trong mức ngân sách tầm 6 triệu đồng gần như không có trường tư nào đáp ứng, trong khi các gia đình trẻ với thu nhập 30 triệu lại chiếm tỷ trọng lớn. Nên có thể là trên thực tế 1 số gia đình cho con học trường tư chi trên mức 50% tổng thu nhập.

Có ý kiến cho rằng, trẻ con cũng cần dạn dày sương gió, ngồi xe lâu chút rèn luyện cho quen. Mình lại thấy là có rất nhiều cách để rèn thể lực, và mình không muốn con cái mất nhiều thời gian di chuyển trên đường, kéo theo đó là về nhà ăn tối muộn, học bài muộn, đi ngủ muộn, và ít có thời gian để làm các việc khác ngoài học hành.

Đối với nhà mình, học tập rất quan trọng nhưng không phải là ưu tiên duy nhất. Do đó ngoài học ra, các con cần thời gian để học cách làm việc nhà, giải trí, làm những việc các con thích, học những môn học các con muốn, dành thời gian tâm sự trò chuyện cùng gia đình… Những thứ này cần thời gian ít nhất 90 phút/buổi tối và có khả năng bị chiếm dụng nếu con phải đi học ở trường quá xa nhà.

Nếu ko tìm ra được trường tư nào trong bán kính 3km, hoặc vượt ngân sách dự kiến chi, mình sẽ cho con học công lập gần nhà. Vì đối với quan điểm cá nhân mình, 2 tiêu chí này đóng vai trò tiên quyết trong việc ra các quyết định tiếp theo.

 

Đối với 1 số việc, nhiều khi bạn phải thực sự trải nghiệm mới biết sự phù hợp, tương thích với mình đến đâu. Và nhà mình không ngại việc thay đổi môi trường nếu đánh giá không phù hợp".

Chị Đào Huyền Trang

Nếu đã lựa chọn về học công lập với mức học phí vài trăm nghìn/tháng thì mình sẽ không quan tâm đến các tiêu chí số 3-4-5 dưới đây nữa vì cũng khó can thiệp để thay đổi được và cái gì cũng có giá của nó. Thay vào đó, những điểm ở công lập chưa đáp ứng được mong muốn của mình, mình sẽ chủ động tự bù đắp, khắc phục. Ví dụ tiếng Anh, toán tư duy, khoa học, kỹ năng, ngoại khóa, gia đình sẽ phải đồng hành sát sao hơn để bổ sung cho con bằng cách đi học thêm, hướng dẫn con tự tìm các nguồn kiến thức miễn phí trên mạng, bố mẹ nhiều khi phải học cùng con…

Trên thực tế thì kể cả học trường tư, trừ khi con bạn xuất sắc và tự giác học, còn lại thì phụ huynh đều phải đồng hành cùng con nếu muốn con đạt kết quả và thành tích cao.

Một số trường đặt ra quá nhiều mục tiêu giảng dạy, quá nhiều môn học nên giảng dạy 1 số môn chỉ cưỡi ngựa xem hoa, đến khi thi thì phát đề cương cho các con học thuộc lòng. Đối với 1 số việc, nhiều khi bạn phải thực sự trải nghiệm mới biết sự phù hợp, tương thích với mình đến đâu. Và nhà mình không ngại việc thay đổi môi trường nếu đánh giá không phù hợp".

 

https://danviet.vn/ba-me-tro-ly-tong-giam-doc-co-4-con-chia-se-kinh-nghiem-chon-truong-cho-con-rat-dang-doc-20210716093906588.htm

Theo Tào Nga (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm