Chính trị

Tin tức

Nhân sự

Bắt đầu quy trình nhân sự chủ chốt Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngày 30.3, Quốc hội bắt đầu tiến hành quy trình nhân sự chủ chốt của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên khai mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIV tại Hội trường Diên Hồng. Ảnh: Quốc hội
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên khai mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIV tại Hội trường Diên Hồng. Ảnh: Quốc hội
Theo chương trình kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV, sáng 30.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Tiếp đó, Quốc hội thảo luận ở Đoàn về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Trong phiên họp chiều cùng ngày, Quốc hội sẽ biểu quyết Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi); nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Quốc hội tiến hành quy trình miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Sau đó, Quốc hội nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; thảo luận tại Đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Trong các ngày làm việc tiếp theo, Quốc hội tiến hành quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội - Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, miễn nhiệm và bầu Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Quốc hội cũng sẽ tiến hành bầu, miễn nhiệm lãnh đạo các cơ quan Nhà nước, bao gồm: Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Nước, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội, một số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Cụ thể, ngày 1.4 sẽ thực hiện quy trình miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ. Trong ngày 2.4, Quốc hội miễn nhiệm cả Thủ tướng và Chủ tịch Nước.
Sáng 5.4, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Nước. Sau đó, Quốc hội bầu Chủ tịch Nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Thủ tướng Chính phủ.
Sáng 7.4, Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Chiều cùng ngày, Quốc hội sẽ phê chuẩn đề nghị việc miễn nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia; Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Ngày 8.4, Quốc hội sẽ phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Sau khi có kết quả bầu cử các chức danh nói trên, tân Chủ tịch Quốc hội, tân Chủ tịch Nước, tân Thủ tướng Chính phủ sẽ tuyên thệ trước Quốc hội, cử tri, đồng bào.
Dự kiến sáng 31.3, tân Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ nhậm chức. Tân Chủ tịch Nước tuyên thệ nhậm chức vào sáng 5.4 và chiều cùng ngày, tân Thủ tướng Chính phủ tuyên thệ nhậm chức.
Theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, khoảng 25 chức danh lãnh đạo sẽ được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp lần này, trong đó có Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước, Thủ tướng; một số Phó thủ tướng, thành viên Chính phủ; một số Phó chủ tịch Quốc hội và Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội...
Công tác nhân sự nêu trên "không phải bầu lãnh đạo cho khóa mới mà cho khóa hiện tại, lý do là sau Đại hội XIII, một số cán bộ không tham gia Ban chấp hành Trung ương nên những vị trí họ đang giữ phải được kiện toàn.
ĐẶNG CHUNG - ĐÔNG PHƯƠNG (LĐO)
https://laodong.vn/thoi-su/bat-dau-quy-trinh-nhan-su-chu-chot-nha-nuoc-quoc-hoi-chinh-phu-893981.ldo

Có thể bạn quan tâm