Bệnh lậu và những điều bạn nên biết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Theo thống kê trên toàn cầu, ước tính có 820.000 ca nhiễm lậu mỗi năm.
 
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu là do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra và có thể lây nhiễm cho cả nam và nữ, chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn và truyền từ mẹ sang con. Mặc dù vi khuẩn không thể sống lâu bên ngoài cơ thể, nhưng bạn có thể bị lây nhiễm bệnh này khi tiếp xúc với các vật dụng hàng ngày của người bệnh.
Các triệu chứng của bệnh lậu có thể xuất hiện bất cứ nơi nào, trong khoảng từ 1 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Đàn ông và phụ nữ có những dấu hiệu khác nhau của bệnh lậu.
Triệu chứng của đàn ông: Lỗ sáo sưng đỏ, ngứa ngáy, khó chịu, có mủ và dịch nhầy chảy ra. Nước tiểu màu đục, có mùi nặng, đi tiểu đau và tiểu nhiều lần trong ngày. Hậu môn chảy máu, ngứa, đau khi đi đại tiện. Đau ở tinh hoàn hoặc bìu, xuất tinh ra máu. Đau dọc niệu đạo và vùng sống lưng kéo xuống bụng dưới, có triệu chứng ớn lạnh, ngấy sốt.
Triệu chứng ở phụ nữ: Dịch âm đạo có màu vàng hoặc xanh lục. Khí hư ra nhiều, có mùi hôi, ẩm ướt, soi trong âm đạo, cổ tử cung có thể thấy bị sưng phù, tấy đỏ. Ngứa âm hộ, âm đạo, bụng dưới bị đau âm ỉ, đau rát khi quan hệ tình dục, đau toàn bộ khu vực xương chậu, sốt cao, nôn mửa, mệt mỏi, chán ăn, người bị ớn lạnh.
Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh lậu?
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cách duy nhất để giảm nguy cơ bệnh lậu là khám sức khỏe thường xuyên và sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.
 
Biến chứng của bệnh lậu: Có nhiều biến chứng nghiêm trọng cần được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng. Ở phụ nữ, bệnh lậu có thể dẫn đến đau vùng chậu mãn tính, bệnh viêm vùng chậu, vô sinh và mang thai ngoài tử cung. Ở nam giới, nhiễm trùng có thể dẫn đến vô sinh, và viêm tinh hoàn. Nếu bệnh không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến viêm khớp, viêm da và HIV.
Bệnh lậu có thể chữa khỏi bằng các loại thuốc kháng sinh (thuốc uống, thuốc tiêm). Nếu bệnh ở giai đoạn cấp tính việc điều trị tương đối đơn giản, tuy nhiên nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính (khoảng sau giai đoạn cấp tính 15 ngày) muốn chữa khỏi triệt để cần tăng liều lượng thuốc kháng sinh và điều trị trong thời gian dài mới đạt được hiệu quả.
N.Y/VOV.VN
Theo Boldsky

Có thể bạn quan tâm