Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Quốc phòng

Biển Đông năm 2021 và những điểm nóng địa chính trị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thế giới trong năm 2021 sẽ bị ám ảnh bởi những "di sản của năm 2020", bao gồm một đại dịch đang tiếp diễn, một cuộc khủng hoảng kinh tế cùng nhiều điểm nóng địa chính trị có khả năng bùng nổ thành các cuộc chiến tranh thực sự.

Dù đã hạ nhiệt, các cuộc xung đột ở Syria, Afghanistan và Yemen vẫn đang cướp đi sinh mạng và buộc hàng ngàn gia đình sơ tán để thoát khỏi bạo lực. Sự can thiệp từ nước ngoài, các cuộc không kích, hoạt động đánh bom liều chết và giết chóc để trả thù vẫn đang gây chia rẽ sâu sắc, khiến hòa bình còn xa vời.

Trong khi đó, hành động quân sự nhằm vào Iran vẫn là một kịch bản có khả năng xảy ra, đặc biệt là khi một lượng lớn khí tài quân sự Mỹ, bao gồm nhiều tàu chiến chuyên tấn công mục tiêu trên đất liền, đã được triển khai đến vùng Vịnh đối diện Iran, đặt quốc gia này vào tầm ngắm. Các nhóm dân quân trong khu vực chịu sự kiểm soát của Iran hiện vẫn hoạt động bán độc lập, bất chấp cảnh báo từ Tehran. Mỗi nhóm, với mỗi mục tiêu riêng, có thể dễ dàng gây ra phản ứng quân sự từ Washington nếu họ nhắm đến các cơ sở quân đội và lợi ích của Mỹ trong khu vực. Kịch bản này đặc biệt dễ xảy ra nếu cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Ả Rập Saudi bị không kích và trúng tên lửa như trước đây.

 

Tàu khu trục tên lửa hành trình Mỹ USS John S. McCain trong một chiến dịch trên biển Đông hôm 26-12 Ảnh: ải quân Mỹ


Giao tranh biên giới Ấn Độ - Trung Quốc, vốn trên bờ vực bùng phát thành một cuộc chiến tại vùng cao nguyên Ladakh thuộc dãy Himalaya trong năm 2020, có nguy cơ vượt tầm kiểm soát khi 2 phía điều động lượng khí tài quân sự đáng kể đến khu vực.

Cũng liên quan đến Trung Quốc, nguy cơ xung đột vũ trang xuất phát từ tranh chấp biển Đông đang gia tăng vì các hoạt động phi pháp của quốc gia này. Sự hiện diện gần như liên tục của tàu hải quân các nước Mỹ và Úc đến giờ giúp ngăn chặn mọi cuộc xung đột. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang triển khai chương trình đóng tàu cấp tốc giữa lúc hạm đội tuần duyên của họ ngày càng hung hăng trong việc xua đuổi tàu cá của các nước trong khu vực.

Ở kịch bản tồi tệ nhất, một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ nổ ra, song kịch bản này nhiều khả năng không xảy ra trong tương lai gần. Theo báo Asian Times, Trung Quốc ở thời điểm hiện tại chưa sẵn sàng đối đầu với Mỹ và đồng minh trong một cuộc chiến tranh toàn diện. Cùng lúc, Mỹ đang bị phân tâm bởi những thách thức trong nước và những điểm nóng khác trên toàn thế giới.

Đông Địa Trung Hải cũng đã trở thành một điểm nóng địa chính trị vào mùa hè 2020, khi cả Hy Lạp lẫn Thổ Nhĩ Kỳ - 2 nước có truyền thống đối đầu - tiến hành các cuộc tập trận trong vùng biển mà bên kia tuyên bố chủ quyền. Ai Cập và Cộng hòa Cyprus đe dọa can thiệp khi theo đài Al Jazeera, các nước quanh khu vực Đông Địa Trung Hải đều muốn cạnh tranh các mỏ khí tự nhiên khổng lồ vừa được phát hiện dưới vùng biển này.

Theo Cao Lực (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm