Kinh tế

Tài chính

Bộ trưởng Tài chính: Tổng số nợ thuế hiện nay gần 83.000 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mặc dù tỷ lệ nợ đọng thuế có khả năng thu/tổng thu nội địa đã giảm mạnh nhưng theo Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, tổng số nợ thuế hiện nay vẫn còn rất lớn.

Thông tin tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 31/10, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, để thu hồi nợ đọng thuế, Bộ Tài chính đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp và những năm gần đây đã thu nợ đọng thuế đạt khoảng 82% số nợ đọng có khả năng thu.

Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng giải trình làm rõ vấn đề Đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng giải trình làm rõ vấn đề Đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)



Cụ thể, năm 2016 đã thu hồi 40.044 tỷ đồng tăng 6,6% so với cùng kỳ, năm 2017 thu được 44.773 tỷ đồng tăng 12% so với cùng năm trước và 9 tháng đầu năm 2018 đã thu được 25.382 tỷ đồng, đạt 61% so với kế hoạch.

Cũng theo Bộ trưởng, hàng năm Bộ Tài chính đã đôn đốc thu hồi các khoản tiền nợ thuế, truy thu, xử phạt theo kết luận của cơ quan kiểm toán đạt trên 80% kiến nghị đã thu.

Trong khi đó, về tỷ lệ nợ đọng thuế/tổng thu nội địa đã giảm dần qua các năm, theo đó năm 2016 là 8,5%, cuối năm 2017 còn 7,6% và tính đến cuối tháng 9/2018 còn 7,5%.

Ngoài ra, tỷ lệ nợ đọng thuế có khả năng thu/tổng thu nội địa đã giảm mạnh, năm 2016 là 5,6%, năm 2017 là 4,4% và cuối tháng 9/2018 là 4,3%.

"Hiện nay tỷ lệ đọng thuế/tổng thu nội địa của Việt Nam ở mức khoảng 7,5% trong khi các nước ASEAN bình quân là 8,5% và các nước OECD là 9,2%. Tuy nhiên, tổng số nợ thuế hiện nay vẫn còn rất lớn," Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay.

Vị Tư lệnh ngành tài chính cho biết thêm, tính đến cuối tháng 9/2018 số nợ đọng là 82.961 tỷ đồng, trong đó tiền thuế nợ không có khả năng thu hồi chiếm 42,1%/tổng số nợ đọng thuế, tăng 11% so với thời điểm 31/12/2017, tiền phạt vi phạm hành chính về thuế và tiền chậm nộp thuế chiếm tỷ trọng 30% và tăng 6%.

Nguyên nhân nợ thuế chủ yếu do số nợ đọng không có khả năng thu hồi của người nộp thuế đã chết, mất tích, hay mất năng lực hành vi dân sự dẫn đến phá sản.

"Bộ đã giao chỉ tiêu nợ/thu nợ cho từng Cục thuế, Chi cục thuế, cán bộ công chức, áp dụng kiên quyết các biện pháp cưỡng chế nợ theo quy định của pháp luật và công khai thông tin người nộp thuế chây ì trên phương tiện thông tin đại chúng...," Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.

Nhóm PV (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm