Trong đó, Hội LHPN tỉnh thực hiện 42 cuộc giám sát trực tiếp tại 42 cơ quan với 15 nội dung; Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố thực hiện 424 cuộc giám sát trực tiếp tại các cơ quan, đơn vị, địa phương với 96 nội dung; Hội LHPN các xã, thị trấn chủ trì 139 cuộc giám sát với 64 nội dung; đồng thời phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam, UBND cùng cấp tham gia trên 1.100 cuộc giám sát khác. Thông qua hoạt động giám sát đã kịp thời đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với thực tế; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, hội viên phụ nữ.
Hội LHPN tỉnh giám sát chương trình hành động quốc gia vì trẻ em tỉnh Gia Lai tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội. Ảnh: Minh Châu |
Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”, các cấp Hội đã tham gia góp ý gần 3.000 văn bản của Đảng, Chính quyền về việc thực hiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng; mối quan hệ giữa đảng viên với nhân dân…
Công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được các cấp Hội LHPN thực hiện bằng nhiều hình thức, chất lượng giám sát, phản biện, tỷ lệ văn bản tham gia góp ý năm sau cao hơn năm trước, góp phần giúp cấp ủy, chính quyền các cấp nắm bắt được thông tin đa chiều, từ đó có sự chỉ đạo, quyết sách phù hợp trong phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, các cấp Hội LHPN tỉnh Gia Lai chủ trì tổ chức hơn 40 cuộc đối thoại giữa người đứng đầu Hội LHPN các cấp với cán bộ, hội viên phụ nữ; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tổ chức hơn 100 buổi đối thoại với cán bộ, hội viên, phụ nữ. Thông qua đó, tạo môi trường dân chủ, kịp thời giải đáp những thắc mắc, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân.