(GLO)- Trong dịp kỷ niệm 94 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (11-1917 - 11-2011), Tổng Lãnh sự Nga tại Đà Nẵng- Yu. Materiy có bài viết cho Báo Gia Lai đề cập đến một số vấn đề về phát triển công nghệ của nền kinh tế nước Nga, xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Ý tưởng chuyển nền kinh tế Nga theo con đường phát triển hiện đại hóa và sáng tạo đã được Tổng thống Nga Đ.A. Medvedev đề xuất trong bản Thông điệp gửi Hội đồng Liên bang Nga tháng 11-2008. Như Tổng thống đã nêu, thế kỷ XXI đất nước lại một lần nữa cần thiết phải hiện đại hóa. Và đây sẽ là kinh nghiệm hiện đại hóa lần đầu tiên, trên cơ sở những giá trị và thể chế dân chủ. Thay vì nền kinh tế nguyên liệu nguyên sơ chúng ta sẽ tạo ra một nền kinh tế thông minh, tìm ra những kiến thức độc nhất vô nhị, những vật dụng và công nghệ hữu ích cho con người.
Các hướng chiến lược hiện đại hóa của nền kinh tế Nga là nghiên cứu và đưa ra thị trường trong nước và nước ngoài các dạng nhiên liệu mới, duy trì và nâng lên mức độ mới về chất các công nghệ hạt nhân, hoàn thiện công nghệ thông tin và đảm bảo sự ảnh hưởng to lớn đến quá trình phát triển mạng thông tin phổ cập toàn cầu với việc sử dụng siêu máy tính và cơ sỏ vật chất thiết yếu khác, xây dựng cơ sở hạ tầng riêng của mình trên mặt đất và trong vũ trụ nhằm chuyển các thông tin dưới mọi dạng, cũng đi tiên phong trong sản xuất thiết bị y tế riêng biệt, những phương tiện chẩn đoán hiện đại nhất, dược phẩm để chữa những căn bệnh nhiễm virus, tim mạch, ung bướu và thần kinh.
Phương tiện nhằm đạt được những mục tiêu đề ra là thực hiện khái niệm phát triển đất nước đến năm 2020 do Chính phủ Nga đề ra dựa vào bốn chữ I “thể chế”, “đầu tư”, “hạ tầng cơ sở”, “đổi mới” và đương nhiên thứ 5 là “tri thức” (I là vần đầu của các từ institute, ifrastructure, investment, innovation, intellect). Nếu như nói về quy mô những công việc nhằm hiện đại hóa kinh tế thì về thực chất nói về bước đột phá cách mạng lên tầm cao mới về chất lượng phát triển, và mới có khả năng đảm bảo cho đất nước Nga một vị thế xứng đáng trong nền kinh tế thế giới.
Nước Nga hiện đại có những bước khởi đầu trong một loạt công nghệ triển vọng và có thể cạnh tranh theo 10-15 hướng nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm có hàm lượng khoa học cao. Đó là thuộc những lĩnh vực như công nghiệp hàng không và vũ trụ, năng lượng hạt nhân, chế tạo máy năng lượng, công nghệ nano, công nghệ sinh học, dược phẩm, một số lĩnh vực hóa, công nghệ quang điện tử và laze.
Chính phủ Liên bang Nga tích cực hình thành chính sách đổi mới và hệ thống hỗ trợ các hoạt động đổi mới, tạo điều kiện phát triển mối liên hệ giữa khoa học, cơ sở hạ tầng đổi mới, thị trường trong nước và nước ngoài.
Hiện nay cơ sở hạ tầng đổi mới của Nga có 120 trạm kỹ thuật và trung tâm công nghệ trong đó hơn một ngàn xí nghiệp nhỏ đang hoạt động.
Nhân tố quan trọng nhất của cơ sở hạ tầng hỗ trợ đổi mới là các đặc khu kinh tế do Nhà nước thành lập. Hiện nay trong số 4 đặc khu kinh tế loại kỹ thuật-ứng dụng (Moskva, Peterburg, cũng như tỉnh Moskva và tỉnh Tomsk) đã có gần 60 đại diện đăng ký, đó là các nhà nghiên cứu sản xuất những sản phẩm có hàm lượng công nghệ và khoa học có khả năng cạnh tranh trên các thị trường trên thế giới. Các khu sản xuất- công nghiệp được thành lập tại Cộng hòa Tatarstan và tỉnh Lipetsk.
Tại Nga có một số tổ chức nhà nước thực hiện chức năng của thể chế phát triển. Trong đó công ty đầu tư mạo hiểm Nga được thành lập với mục đích phát triển hệ thống đầu tư mạo hiểm. Công ty này dự kiến trong 2 năm tạo ra 10-12 quỹ đầu tư mạo hiểm với tổng số vốn gần 1 tỷ USD. Ngoài ra các vùng của Nga với sự tham gia của Nhà nước đã thành lập hơn 20 quỹ mạo hiểm địa phương. Kinh phí các quỹ này cho phép thực hiện trong khuôn khổ quan hệ đối tác nhà nước- tư nhân các dự án thương mại các công nghệ có hàm lượng khoa học và tập trung tài nguyên vào những hướng có triển vọng, trong đó mở rộng xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao.
Ý nghĩa chiến lược đối với nước Nga là hình thành hệ thống khoa học- kỹ thuật đảm bảo phát triển công nghệ nano (ngành vi điện tử, công nghệ sinh học, chế tạo vật liệu mới…). Năm 2007 Nhà nước thành lập Tập đoàn Công nghệ nano Nga nhằm thương mại hóa những phát minh. Chính phủ Liên bang Nga đã trích ra các khoản kinh phí đáng kể được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả từ các chương trình mục tiêu của Liên bang cho việc nghiên cứu, liên quan đến công nghệ nano. Trong vòng 5 năm tới tổng kinh phí sẽ lên đến 3,3 tỷ USD.
Một trong những dự án có ý nghĩa triển khai hiện đại hóa công nghệ, đó là việc thành lập tại nước Nga Trung tâm đổi mới Skolkovo có nhiệm vụ trở thành trung tâm nghiên cứu và phát minh hùng mạnh, mà tâm điểm là hỗ trợ cho tất cả các hướng được ưu tiên. Trên cơ sở trung tâm này tất cả những đề xuất của Tổng thống Nga về những hướng công nghệ cao của hiện đại hóa: Năng lượng, công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ y sinh học và công nghệ hạt nhân sẽ được phát triển.
Hoạt động của Trung tâm Skolkovo ngay từ đầu đã hướng đến việc hợp tác quốc tế rộng rãi, thu hút vào công việc các nhà bác học nước ngoài, kỹ sư, công trình sư, lập trình viên, các nhà quản lý và tài chính, những ai có khả năng tạo ra những công nghệ có tính cạnh tranh mới trên thị trường thế giới. Nước Nga coi trọng hợp tác quốc tế nhằm hiện đại hóa đất nước với các nước EU. Với đa số các nước này tuyên bố về quan hệ đối tác với mục đích hiện đại hóa đã được ký.
Ý tưởng chuyển nền kinh tế Nga theo con đường phát triển hiện đại hóa và sáng tạo đã được Tổng thống Nga Đ.A. Medvedev đề xuất trong bản Thông điệp gửi Hội đồng Liên bang Nga tháng 11-2008. Như Tổng thống đã nêu, thế kỷ XXI đất nước lại một lần nữa cần thiết phải hiện đại hóa. Và đây sẽ là kinh nghiệm hiện đại hóa lần đầu tiên, trên cơ sở những giá trị và thể chế dân chủ. Thay vì nền kinh tế nguyên liệu nguyên sơ chúng ta sẽ tạo ra một nền kinh tế thông minh, tìm ra những kiến thức độc nhất vô nhị, những vật dụng và công nghệ hữu ích cho con người.
“Thung lũng Silicon” Skolkovo đang trong quá trình xây dựng. |
Phương tiện nhằm đạt được những mục tiêu đề ra là thực hiện khái niệm phát triển đất nước đến năm 2020 do Chính phủ Nga đề ra dựa vào bốn chữ I “thể chế”, “đầu tư”, “hạ tầng cơ sở”, “đổi mới” và đương nhiên thứ 5 là “tri thức” (I là vần đầu của các từ institute, ifrastructure, investment, innovation, intellect). Nếu như nói về quy mô những công việc nhằm hiện đại hóa kinh tế thì về thực chất nói về bước đột phá cách mạng lên tầm cao mới về chất lượng phát triển, và mới có khả năng đảm bảo cho đất nước Nga một vị thế xứng đáng trong nền kinh tế thế giới.
Nước Nga hiện đại có những bước khởi đầu trong một loạt công nghệ triển vọng và có thể cạnh tranh theo 10-15 hướng nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm có hàm lượng khoa học cao. Đó là thuộc những lĩnh vực như công nghiệp hàng không và vũ trụ, năng lượng hạt nhân, chế tạo máy năng lượng, công nghệ nano, công nghệ sinh học, dược phẩm, một số lĩnh vực hóa, công nghệ quang điện tử và laze.
Chính phủ Liên bang Nga tích cực hình thành chính sách đổi mới và hệ thống hỗ trợ các hoạt động đổi mới, tạo điều kiện phát triển mối liên hệ giữa khoa học, cơ sở hạ tầng đổi mới, thị trường trong nước và nước ngoài.
Hiện nay cơ sở hạ tầng đổi mới của Nga có 120 trạm kỹ thuật và trung tâm công nghệ trong đó hơn một ngàn xí nghiệp nhỏ đang hoạt động.
Nhân tố quan trọng nhất của cơ sở hạ tầng hỗ trợ đổi mới là các đặc khu kinh tế do Nhà nước thành lập. Hiện nay trong số 4 đặc khu kinh tế loại kỹ thuật-ứng dụng (Moskva, Peterburg, cũng như tỉnh Moskva và tỉnh Tomsk) đã có gần 60 đại diện đăng ký, đó là các nhà nghiên cứu sản xuất những sản phẩm có hàm lượng công nghệ và khoa học có khả năng cạnh tranh trên các thị trường trên thế giới. Các khu sản xuất- công nghiệp được thành lập tại Cộng hòa Tatarstan và tỉnh Lipetsk.
Tại Nga có một số tổ chức nhà nước thực hiện chức năng của thể chế phát triển. Trong đó công ty đầu tư mạo hiểm Nga được thành lập với mục đích phát triển hệ thống đầu tư mạo hiểm. Công ty này dự kiến trong 2 năm tạo ra 10-12 quỹ đầu tư mạo hiểm với tổng số vốn gần 1 tỷ USD. Ngoài ra các vùng của Nga với sự tham gia của Nhà nước đã thành lập hơn 20 quỹ mạo hiểm địa phương. Kinh phí các quỹ này cho phép thực hiện trong khuôn khổ quan hệ đối tác nhà nước- tư nhân các dự án thương mại các công nghệ có hàm lượng khoa học và tập trung tài nguyên vào những hướng có triển vọng, trong đó mở rộng xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao.
Ý nghĩa chiến lược đối với nước Nga là hình thành hệ thống khoa học- kỹ thuật đảm bảo phát triển công nghệ nano (ngành vi điện tử, công nghệ sinh học, chế tạo vật liệu mới…). Năm 2007 Nhà nước thành lập Tập đoàn Công nghệ nano Nga nhằm thương mại hóa những phát minh. Chính phủ Liên bang Nga đã trích ra các khoản kinh phí đáng kể được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả từ các chương trình mục tiêu của Liên bang cho việc nghiên cứu, liên quan đến công nghệ nano. Trong vòng 5 năm tới tổng kinh phí sẽ lên đến 3,3 tỷ USD.
Một trong những dự án có ý nghĩa triển khai hiện đại hóa công nghệ, đó là việc thành lập tại nước Nga Trung tâm đổi mới Skolkovo có nhiệm vụ trở thành trung tâm nghiên cứu và phát minh hùng mạnh, mà tâm điểm là hỗ trợ cho tất cả các hướng được ưu tiên. Trên cơ sở trung tâm này tất cả những đề xuất của Tổng thống Nga về những hướng công nghệ cao của hiện đại hóa: Năng lượng, công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ y sinh học và công nghệ hạt nhân sẽ được phát triển.
Hoạt động của Trung tâm Skolkovo ngay từ đầu đã hướng đến việc hợp tác quốc tế rộng rãi, thu hút vào công việc các nhà bác học nước ngoài, kỹ sư, công trình sư, lập trình viên, các nhà quản lý và tài chính, những ai có khả năng tạo ra những công nghệ có tính cạnh tranh mới trên thị trường thế giới. Nước Nga coi trọng hợp tác quốc tế nhằm hiện đại hóa đất nước với các nước EU. Với đa số các nước này tuyên bố về quan hệ đối tác với mục đích hiện đại hóa đã được ký.
Yu. Materiy (Tổng lãnh sự Nga tại Đà Nẵng)