Sáng 31-10 tại phiên họp hội trường, Quốc hội đã nghe và cho ý kiến về Tờ trình dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội trong năm 2012, do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày.
Về nội dung chương trình giám sát, theo Tờ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Quốc hội tập trung vào một số hoạt động chính là xem xét báo cáo của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật, hoạt động chất vấn và giám sát chuyên đề.
Về nội dung chuyên đề giám sát, UBTVQH đã thảo luận tại phiên họp, đề nghị Quốc hội xem xét 2 trong 3 nội dung sau để giám sát chuyên đề tại 2 kỳ họp trong năm 2012, gồm Chuyên đề 1 về việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công cho tam nông, Chuyên đề 2 về thực hiện chính sách, pháp luật để giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai trong lĩnh vực kinh doanh và Chuyên đề 3 về thực hiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Thảo luận về nội dung giám sát của Quốc hội trong năm 2012, các ý kiến đều cơ bản nhất trí với Tờ trình của UBTVQH. Tuy nhiên về giám sát chuyên đề, đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên), Nguyễn Anh Sơn (Nam Định), Hồ Trọng Ngũ (Vĩnh Long) cùng một số đại biểu khác cho rằng ngoài giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công cho tam nông thì cần giám sát việc thực hiện chấp hành pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông.
Theo đại biểu Lê Thị Nga, việc kiềm chế tai nạn giao thông là một trong những nhiệm vụ hàng đầu mà Đảng đã xác định. Trong 3 khóa gần đây cũng chưa có một cuộc giám sát tối cao nào về nội dung này. Hơn nữa hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông cần có nhiều giải pháp, trong đó có những nội dung nằm ngoài thẩm quyền của Chính phủ vầ cần sự quyết định của Quốc hội.
Trước đó, phát biểu tại Hội trường Quốc hội sáng 28-10, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng (đại biểu Thanh Hóa) đề nghị Quốc hội giám sát tối cao đối với các vấn đề còn tồn tại này của ngành Giao thông, đặc biệt là vấn đề tai nạn giao thông, an toàn giao thông và công tác giao thông. Bộ trưởng cũng đề nghị Quốc hội ra nghị quyết chuyên đề về lĩnh vực này để làm sao động viên được toàn thể hệ thống chính trị, toàn thể người dân vào cuộc.
Để thực hiện được giám sát về trật tự, an toàn giao thông, đại biểu Lê Thị Nga cho biết Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội có đầy đủ bộ máy và năng lực để giúp Quốc hội làm tốt cuộc giám sát này.
Đại biểu Lê Bộ Lĩnh (An Giang) chia sẻ, nếu chỉ giám sát mỗi phần ngọn là ùn tắc và an toàn, không giải quyết phần gốc là đầu tư phát triển hạ tầng giao thông thì cũng không ổn vì nguyên nhân chủ yếu hiện nay của tai nạn và ùn tắc giao thông là hạ tầng yếu kém.
Do đó đại biểu đề nghị chủ đề giám sát sẽ gồm cả việc thực thi chính sách, pháp luật phát triển hạ tầng và đảm bảo an toàn giao thông.
Nghị quyết về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2012, trong đó sẽ có hay không có nội dung giám sát chuyên đề về an toàn giao thông và công tác giao thông sẽ được Quốc hội thông qua vào sáng 11-11 tới.
Về nội dung chương trình giám sát, theo Tờ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Quốc hội tập trung vào một số hoạt động chính là xem xét báo cáo của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật, hoạt động chất vấn và giám sát chuyên đề.
Về nội dung chuyên đề giám sát, UBTVQH đã thảo luận tại phiên họp, đề nghị Quốc hội xem xét 2 trong 3 nội dung sau để giám sát chuyên đề tại 2 kỳ họp trong năm 2012, gồm Chuyên đề 1 về việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công cho tam nông, Chuyên đề 2 về thực hiện chính sách, pháp luật để giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai trong lĩnh vực kinh doanh và Chuyên đề 3 về thực hiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Ảnh minh họa |
Theo đại biểu Lê Thị Nga, việc kiềm chế tai nạn giao thông là một trong những nhiệm vụ hàng đầu mà Đảng đã xác định. Trong 3 khóa gần đây cũng chưa có một cuộc giám sát tối cao nào về nội dung này. Hơn nữa hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông cần có nhiều giải pháp, trong đó có những nội dung nằm ngoài thẩm quyền của Chính phủ vầ cần sự quyết định của Quốc hội.
Trước đó, phát biểu tại Hội trường Quốc hội sáng 28-10, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng (đại biểu Thanh Hóa) đề nghị Quốc hội giám sát tối cao đối với các vấn đề còn tồn tại này của ngành Giao thông, đặc biệt là vấn đề tai nạn giao thông, an toàn giao thông và công tác giao thông. Bộ trưởng cũng đề nghị Quốc hội ra nghị quyết chuyên đề về lĩnh vực này để làm sao động viên được toàn thể hệ thống chính trị, toàn thể người dân vào cuộc.
Để thực hiện được giám sát về trật tự, an toàn giao thông, đại biểu Lê Thị Nga cho biết Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội có đầy đủ bộ máy và năng lực để giúp Quốc hội làm tốt cuộc giám sát này.
Đại biểu Lê Bộ Lĩnh (An Giang) chia sẻ, nếu chỉ giám sát mỗi phần ngọn là ùn tắc và an toàn, không giải quyết phần gốc là đầu tư phát triển hạ tầng giao thông thì cũng không ổn vì nguyên nhân chủ yếu hiện nay của tai nạn và ùn tắc giao thông là hạ tầng yếu kém.
Do đó đại biểu đề nghị chủ đề giám sát sẽ gồm cả việc thực thi chính sách, pháp luật phát triển hạ tầng và đảm bảo an toàn giao thông.
Nghị quyết về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2012, trong đó sẽ có hay không có nội dung giám sát chuyên đề về an toàn giao thông và công tác giao thông sẽ được Quốc hội thông qua vào sáng 11-11 tới.
Theo Chinhphu.vn