Nguyên nhân gây ra cái chết của chàng trai Tiểu Dương chỉ vì bất cẩn do cắt móng chân, và đã không sơ cứu vết thương gây nên hậu quả nghiêm trọng. Đây chính là lời cảnh báo cho tất cả mọi người, không nên bỏ qua những vết thương nhỏ.
Tiểu Dương 19 tuổi, sau khi tốt nghiệp trung học xin vào thực tập tại một nhà máy ở Tô Châu, Trung Quốc. Cậu làm việc ở một dây chuyển sản xuất, mỗi ngày làm việc hơn 10 tiếng, phân xưởng chỉ có quạt chứ không có điều hòa, nên mồ hôi ra rất nhiều.
Tuy tiền cho nhân viên mới vào làm không cao, nhưng Tiểu Dương làm việc rất nghiêm túc và ít khi phàn nàn. Chàng trai trẻ đến Tô Châu để phát triển kinh tế, anh rất hi vọng vào cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc trong tương lai.
Tiểu Dương không có thói quen xấu, từ khi còn nhỏ sức khỏe của cậu rất tốt, hầu như không phải đến bệnh viện. Trước khi vào làm tại nhà máy, Tiểu Dương được khám sức khỏe và tất cả đều bình thường, chỉ có về mặt vệ sinh cá nhân thì có chút qua loa đại khái.
Vào một ngày, Tiểu Dương sau khi đi làm về lấy kéo cắt móng chân, không cẩn thận cắt phải đầu ngón chân cái của bàn chân phải, vết thương chỉ bằng hạt gạo, cũng không chảy nhiều máu nên anh không để ý, ngày hôm sau vẫn tiếp tục đi làm như bình thường.
Tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus |
Ngày thứ 2 sau khi tan việc, ngón chân cái bị thương có chút sưng đỏ, Tiểu Dương vẫn chủ quan bỏ qua. Đến ngày thứ 3 sau khi xong việc, cậu cảm thấy chân khá đau, phải đi khập khiễng. Ngoài ra, Tiểu Dương còn bị chóng mặt, cơ thể lạnh run, người đồng hương của Tiểu Dương khuyên cậu đến bệnh viện thị trấn gần nhà máy để kiểm tra, nhưng cậu cho rằng chỉ là vết thương đơn giản, khử trùng và băng bó là được.
Đến ngày thứ tư, Tiểu Dương cảm thấy lạnh, phát sốt, tức ngực, ngón chân cái đỏ và sưng đến tận gót chân, đồng nghiệp cảm thấy cậu không ổn nên đã gọi trực tiếp đến phòng cấp cứu của Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Tô Châu.
Sau khi Tiểu Dương được đưa đến phòng cấp cứu, kết quả các triệu chứng ban đầu nhanh chóng được tiết lộ, nhịp tim 180 lần/phút, 2 lá phổi màu trắng căng phồng xuất hiện bóng mờ rất nghiêm trọng, bạch cầu 50.000 /mm³ (người bình thường từ 4.000 đến 10.000/mm³)
Người cấp cứu cho Tiểu Dương chính là bác sĩ Vương, nhận thấy bệnh nhân có dấu hiệu bị nhiễm trùng rất nặng, sau khi bàn giao sơ qua về bệnh tình lập tức thông báo đây là trường hợp nguy kịch, đồng thời liên hệ giám hộ tiếp nhận vào phòng bệnh (ICU) cấp cứu.
Sau khi được chuyển sang ICU, bác sĩ Vương phương án dùng kháng sinh mạnh để kết hợp điều trị. Tuy nhiên tình trạng bệnh của Tiểu Dương không có tiến triển tốt. Vào ban đêm cơ thể của Tiểu Dương xuất hiện lây nhiễm gây sốc (huyết áp giảm, tứ chi đều rất lạnh, nước tiểu ít), yêu cầu lượng lớn thuốc truyền dịch tĩnh mạch và co hẹp huyết quản để duy trì tuần hoàn máu.
Ngày thứ 2, tình hình bệnh nhân chuyển biến xấu hơn. suy kiệt hô hấp, ho ra đờm có màu đỏ, bác sĩ tại ICU nhanh chóng gây mê đặt một ống nội khí quản vào khí quản của Tiểu Dương và nối liền với máy thở oxy để thông khí.
Sau 3 ngày, bác sĩ đã tìm ra được nguyên nhân khiến cho Tiểu Dương rơi vào tình trạng nguy kịch là do vi khuẩn mang tên Staphylococcus aureus. Các bác sĩ đã dùng tất cả các biện pháp tốt nhất để hỗ trợ cứu sống Tiểu Dương, tuy nhiên sự lây nhiễm đã lan ra toàn cơ thể, gây suy đa tạng. Mặc dù đã được điều trị tích cực nhưng Tiểu Dương vẫn không qua khỏi do sốc nhiễm trùng.
Một kẻ giết người khủng khiếp hơn cúm mang tên “nhiễtụ cầum trùng huyết”
Trong cuộc sống hàng ngày, có một căn bệnh phổ biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng nhiều người vẫn chủ quan, tên gọi của nó là nhiễm trùng huyết.
Nhiễm trùng huyết là một trong những hội chứng lâm sàng nguy hiểm, có nguyên nhân bắt nguồn từ sự xâm nhập vào máu của các vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng...) trực tiếp vào máu.
Chúng gây ra các triệu chứng lâm sàng đa dạng, làm suy đa phủ tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao có thể từ 20 - 50% các trường hợp; trong đó sốc nhiễm khuẩn là một tình trạng biểu hiện trầm trọng của nhiễm trùng huyết.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu |
Nguyên nhân của nhiễm trùng máu phần lớn do các vi khuẩn Gram âm gây ra, tụ cầu, phế cầu và các vi khuẩn Gram dương khác. Ngoài ra, các ổ nhiễm khuẩn ở các mô tế bào, những cơ quan như: da, mô mềm, cơ, xương, khớp, hô hấp, tiêu hóa... cũng là nơi các vi khuẩn dễ xâm nhập và gây ra căn bệnh này.
Biểu hiện của bệnh là một loạt các triệu chứng như: sốt, rét run, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp thở và ý thức. Đặc biệt là khi chúng giải phóng ra các loại độc tố sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn mà biểu hiện rõ nhất là tụt huyết áp, suy đa tạng, rối loạn hô hấp, rồi loạn tuần hoàn và ý thức nặng.
Phòng ngừa nhiễm trùng huyết bằng cách nào?
Theo bác sĩ Vương tại Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Tô Châu cho rằng, trường hợp của Tiểu Dương rất đáng tiếc. Nếu cậu ta có thể làm sạch vết thương của mình sớm hơn và thay thế đôi giày sạch thì có thể đã không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Hơn nữa, nếu Tiểu Dương ngay khi có biểu hiện ban đầu như chóng mặt và vết thương sưng liền đến ngay cơ sở y tế điều trị, thì có thể thoát khỏi mối nguy hiểm do bệnh nhiễm trùng huyết gây ra. Bác sĩ Dương chỉ ra cách phòng ngừa nhiễm trùng huyết:
Chú ý các vết thương nhỏ ngoài da cũng cần phải xử lý kịp thời |
Tích cực trị dứt điểm những ổ nhiễm khuẩn ngay từ lúc chúng mới khởi phát như mụn, nhọt, áp – xe, vết thương bị nhiễm trùng, những chấn thương.
Vô trùng mọi dụng cụ y tế trước khi sử dụng. Các bác sĩ, điều dưỡng khi làm phẫu thuật phải đảm bảo vô trùng từ khâu vệ sinh tay, khẩu trang, bao tay, quần, áo…
Bệnh nhiễm trùng huyết có thể gây nguy cơ tử vong nếu chúng ta không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị bệnh hợp lý. Do đó, nếu chúng ta nằm trong nhóm những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thì bạn cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình.
Theo Khám phá/Vietnamnet