Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Quốc phòng

Chi quốc phòng toàn cầu đạt mức cao nhất từ thời Chiến tranh lạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chi tiêu quốc phòng trên toàn cầu vào năm 2019 chứng kiến mức tăng cao nhất trong một thập niên, và đánh dấu lần đầu tiên hai quốc gia châu Á nằm trong 3 hạng đầu, theo Hãng tin AFP hôm 27.4.

 

Nga thử tên lửa ở Bắc Cực - Ảnh: Mil.ru



Các quốc gia trên thế giới đã chi tổng cộng 1.900 tỉ USD cho hoạt động trang bị vũ khí, khí tài cho quân đội vào năm 2019, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).

So với năm 2018, con số trên đại diện cho mức tăng thường niên 3,6%, cao nhất từ năm 2010.

“Chi quốc phòng (trên toàn thế giới) đã đạt mức cao nhất kể từ thời điểm chấm dứt Chiến tranh lạnh”, nhà nghiên cứu Nan Tian của SIPRI cho biết.

Dẫn đầu nhóm nước chi đậm nhất cho quốc phòng trong năm 2019 là Mỹ, với 732 tỉ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước đó và chiếm 38% trong tổng số chi tiêu trên toàn cầu.

2019 cũng đánh dấu năm thứ hai Mỹ tăng chi quốc phòng sau 7 năm sụt giảm.

Và lần đầu tiên, hai quốc gia châu Á nằm trong nhóm 3 hạng đầu, với Trung Quốc và Ấn Độ ước tính đã chi tiêu lần lượt 261 tỉ USD (tăng 5,1%) và 71,1 tỉ USD (tăng 6,8%).

“Trung Quốc đã công khai tuyên bố muốn cạnh tranh với Mỹ trên cương vị một siêu cường quốc phòng”, chuyên gia Tian cho biết.

Thái độ trên của Trung Quốc cũng phần nào giải thích cho sự trỗi dậy của Trung Quốc.

“Những sự căng thẳng và đối đầu với cả Pakistan và Trung Quốc nằm trong số những yếu tố quan trọng đằng sau quyết định tăng chi quốc phòng của Ấn Độ”, một nhà nghiên cứu khác của SIPRI là Siemon Wezeman phân tích.

Nhóm 5 hạng đầu, bao gồm Nga và Ả Rập Xê Út, chiếm hơn 60% trong tổng số chi quốc phòng của cả thế giới.

SIPRI cũng lưu ý trường hợp Đức, chi 49,3 tỉ USD (tăng 10%) trong năm 2019, mức tăng theo tỷ lệ cao nhất trong nhóm 15 hạng đầu.

Theo các tác giả báo cáo, số liệu ở Đức phản ánh mức độ gia tăng nhận thức về nguy cơ từ Nga.

 

Theo Thụy Miên (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm