Tên lửa sử dụng cho hệ thống phòng không Mỹ cam kết viện trợ Ucraine. Ảnh: AFP/TTXVN |
Theo dó, chi tiêu quân sự của châu Âu tăng 13% vào năm ngoái, chủ yếu là do sự gia tăng xung đột giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, nhiều quốc gia trên khắp lục địa này cũng tăng cường ngân sách quốc phòng và lên kế hoạch tăng thêm.
Chi tiêu quân sự của Ukraine năm qua đã tăng 640%, mức tăng hàng năm lớn nhất ghi nhận trong dữ liệu của SIPRI kể từ năm 1949, không bao gồm các khoản viện trợ liên quan đến xung đột Nga- Ucraine từ tháng 2/2022.
SIPRI ước tính viện trợ Mỹ dành cho Kiev chiếm 2,3% tổng chi tiêu quân sự của Washington trong năm 2022. Mỹ là quốc gia chi tiêu hàng đầu thế giới nhưng tổng chi tiêu của nước này chỉ tăng nhẹ.
Giám đốc SIPRI Dan Smith cảnh báo NATO đã chi rất nhiều tiền và vũ khí do những diễn biến xảy ra ở Ucraine và chính điều này dẫn tới tình trạng nguy hiểm hiện nay.
Còn chi tiêu quân sự của Nga ước tính tăng 9,2%, dù SIPRI thừa nhận số liệu "rất không chắc chắn do sự thiếu minh bạch ngày càng tăng của các cơ quan tài chính" kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, cũng với Reuters.