Pháp luật

Tin tức

Tư vấn pháp luật

Cho vay nặng lãi bị xử lý hình sự

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước các vụ vỡ nợ tiền tỷ ở TP.Pleiku, và các vụ cho vay với lãi suất rất cao (lên đến 6%, 9%) nhiều người dân thắc mắc: Tại sao một số con nợ, chủ cho vay nặng lãi không bị bắt giữ? Vậy những trường hợp này có phải là cho vay nặng lãi và pháp luật xử lý việc cho vay nặng lãi như thế nào?
Trả lời: Những người có nguồn tiền nhàn rỗi thường cho những người khác vay mượn. Việc vay mượn này có nhiều mục đích khác nhau và thường kèm theo lãi suất tùy theo sự thỏa thuận của hai bên. Việc cho vay này nhiều khi mang tính tích cực, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của người dân, nhưng cũng có không ít trường hợp lợi dụng sự bức bách về vốn nhằm giải quyết các nhu cầu cuộc sống để trục lợi một cách trái pháp luật. Nếu việc cho vay ở mức lãi suất thấp thì đó chỉ là những quan hệ dân sự bình thường. Khi có tranh chấp thì các bên tự thỏa thuận với nhau nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết thông qua bản án hay quyết định dân sự. Tuy nhiên, người cho vay với mức lãi suất quá cao thì có dấu hiệu phạm tội hình sự.
Điều 163 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất bóc lột, thì bị phạt tiền từ 1 đến 10 lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm. Phạm tội mà thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 1 lần đến 5 lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc khác nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Luật gia Bùi Lê Duy

Có thể bạn quan tâm