Du lịch

Hành trang lữ hành

CNN: Địa đạo Củ Chi trong danh sách 21 đường hầm kỳ thú nhất thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tờ báo của kênh truyền hình Mỹ CNN vừa có bài viết ca ngợi 21 đường hầm kỳ thú nhất thế giới, trong đó có địa đạo Củ Chi.

Bên dưới đại dương, bên trong sông băng hoặc sâu vào lòng đất, các đường hầm từ lâu đã trở thành điểm đến mê hoặc du khách. Dưới đây là những đường hầm tuyệt vời nhất thế giới.

Địa đạo Củ Chi, Việt Nam

Mạng lưới đường hầm nổi tiếng nằm ở ngoại ô TP.HCM này từ lâu là điểm thu hút khách du lịch muốn tìm hiểu về cuộc chiến tranh đã tàn phá Việt Nam.

Địa đạo được sử dụng làm căn cứ cho những cuộc tấn công của cách mạng vào các vị trí của Mỹ và Nam Việt Nam, đồng thời cũng được dùng làm nơi ở và kho chứa vũ khí.

Bất chấp những nỗ lực lặp đi lặp lại của lực lượng Mỹ nhằm phá hủy mạng lưới đường hầm rộng lớn, địa đạo vẫn tồn tại và hiện được bảo tồn tưởng niệm và phục vụ du khách.

Du khách có thể cảm nhận được không gian ngột ngạt khi xuống địa đạo và thậm chí có thể xem nơi tổ chức cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968.

Ảnh: VP

Ảnh: VP

Đường hầm Lærdal, Na Uy

Các đường hầm đóng vai trò quan trọng ở Na Uy, là phương tiện kết nối nhiều thành phố ven biển và đảo của nước này. Lærdal - hay Lærdalstunnelen - là đường hầm dài nhất thế giới, lên tới 24,5 km, và kể từ năm 2000 là tuyến đường nhanh nhất kết nối giữa Oslo và Bergen.

Ảnh CNN

Ảnh CNN

Đường hầm vịnh Tokyo, Nhật Bản

Tuyến Tokyo Bay Aqua-Line, còn được gọi là đường cao tốc xuyên vịnh Tokyo, kết nối tỉnh Kanagawa và Chiba mà không cần phải lái xe quanh bờ biển.

Tuy nhiên, điều làm cho nơi này nổi bật là bắt đầu như một đường hầm ở phía Kanagawa, trước khi nhô lên khỏi mặt nước ở Umihotaru, một hòn đảo nhân tạo có trạm dừng chân và đài quan sát để ngắm nhìn toàn cảnh đường chân trời của Tokyo .

Đoạn đường cuối cùng đến Chiba là cây cầu mà những người đến sân bay Haneda có thể nhận ra khi máy bay chuẩn bị hạ cánh.

Ảnh CNN

Ảnh CNN

Đường hầm tham quan Bến Thượng Hải, Trung Quốc

Có nhiều cách rẻ hơn để đi giữa Bến Thượng Hải lịch sử và các tòa cao ốc của Phố Đông. Tuy nhiên, cuộc dạo chơi ngắn ngủi bên dưới sông Hoàng Phố trên một chuyến tàu Maglev mang đến trải nghiệm thú vị, độc đáo cho du khách. Ánh sáng nhấp nháy và hiệu ứng âm thanh bên trong khiến du khách có cảm giác lướt trong không gian.

Ảnh CNN

Ảnh CNN

Đường hầm Glow Worm, Úc

Là một đường hầm đường sắt cũ, xa xôi ở Công viên quốc gia Wollemi của New South Wales, đường hầm Glow Worm được đặt tên theo loài đom đóm sống trên mái và tường.

Các đoàn tàu đã không đi qua con đường này kể từ những năm 1940, khiến những con đom đóm yên bình phát sáng.

Ảnh CNN

Ảnh CNN

Đường hầm Guoliang, Trung Quốc

Một số đường hầm đào sâu bên trong các ngọn núi để giúp mọi người đi từ nơi này đến nơi khác. Nhưng ở tỉnh Hà Nam của Trung Quốc, đường hầm Guoliang chỉ là con đường cắt ngay bên trong các vách đá dựng đứng của dãy núi Taihang có 30 cửa hướng ra thung lũng bên dưới. Chỉ 13 người dân địa phương Guoliang đã xây dựng đường hầm tuyệt đẹp này nhằm giúp ngôi làng dễ tiếp cận hơn với thế giới bên ngoài.

Ngày nay, nơi này trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Trung Quốc.

Ảnh CNN

Ảnh CNN

Các đường hầm còn lại trong danh sách gồm: Gotthard Base, Thụy Sĩ; Channell, Anh/Pháp; Seikan, Nhật Bản; Eisenhower, Colorado và Burro Schmidt, California, Mỹ; Large Hadron Collider, Pháp/Thụy Sĩ; Jungfrau Railway, Thụy Sĩ; Natural, Virginia, Mỹ; SMART, Kuala Lumpur, Malaysia; Langjokull Glacier, Iceland; Paris Catacombs, Pháp; Drammen Spiral, Na Uy; Leake St và Greenwich Foot, Anh; Road of 52, Ý.

Có thể bạn quan tâm