Kinh tế

Cơ hội tiếp cận lãi suất thấp đang đến gần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong vòng 2 tháng, liên tiếp lãi suất huy động đã giảm 2%, về mức tối đa 12%. Cơ hội được tiếp cận lãi suất thấp sẽ đến gần hơn với doanh nghiệp khi thời điểm này nhiều ngân hàng công bố tiếp tục hạ lãi suất cho vay…

An phận với… tiết kiệm?

Gần như không có biến động lớn trong công tác huy động vốn của các ngân hàng khi các quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc giảm các mức lãi suất có hiệu lực. Một tuần qua, khi các ngân hàng áp dụng lãi suất huy động tối đa 12%/năm, các giao dịch tiền gửi vẫn diễn ra tương đối ổn định, không có nhiều biến động như những lần trước.  

Thay vì gửi tiết kiệm ngắn hạn, nay nhiều khách hàng đã chọn hình thức gửi tiết kiệm kỳ hạn dài do ngại lãi suất sẽ tiếp tục giảm, vì vậy ngân hàng cũng dễ cân đối nguồn, chủ động hơn trong hoạt động cho vay. Một chị ở phường Diên Hồng, TP. Pleiku cho biết khoản tiền gửi tiết kiệm của chị thời điểm 2011 thỏa thuận đến 17%/năm, nay còn 12% (giảm 5%). Thời gian đó, gửi tiết kiệm như một hình thức đầu tư, nhưng nay gửi tiết kiệm quay lại với quỹ đạo trước. “Không chắc chắn về khoản lãi mang lại từ đầu tư mục đích khác nên vẫn tiếp tục gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại ngân hàng”- chị nói.

 
 

Không riêng gì chị, đa phần khách hàng cho biết vẫn chọn gửi tiết kiệm ngân hàng nếu lãi suất có giảm nữa. Mức lãi này hơi thấp nhưng so ra thời điểm này đem tiền đầu tư thứ khác như chứng khoán, nhà đất hay mua vàng, có thể có rủi ro. Do vậy, an phận với tiết kiệm là lựa chọn của nhiều người.  

Theo ông Lý Anh Đào- Giám đốc SHB Gia Lai: lãi suất huy động hạ có ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của chi nhánh, song không đáng kể. Một số khách hàng có ý định rút tiền nhưng ngân hàng tư vấn cho khách hàng tiếp tục gửi do tính ổn định, an toàn, tránh rủi ro so với những hình thức đầu tư khác. Nếu lần trước, khi bắt đầu khống chế trần lãi suất, nguồn huy động, nhất là tiền gửi tiết kiệm dân cư giảm mạnh, lần này lại khác, huy động vốn chỉ giảm nhẹ, hiện đạt 500 tỷ đồng.

Hiện nay, tiền gửi tiết kiệm dân cư toàn ngành ngân hàng vẫn tăng so cuối năm, đạt gần 9.000 tỷ đồng, chiếm từ 65-70% tổng nguồn huy động. Khoảng 2 năm nay vốn huy động đã cân đối đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu tín dụng trên địa bàn.  

Mục tiêu hạ lãi suất cho vay đang đến gần

Lãi suất huy động giảm kéo lãi suất cho vay tiếp tục giảm. So với hồi cuối năm 2011, lãi suất cho vay đã giảm đến 4%/năm, hiện mức lãi đang áp dụng bình quân 15-16,8%/năm đối với một số lĩnh vực ưu tiên như xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, nông nghiệp nông thôn, sản xuất kinh doanh, 19,5-21%/năm đối với lĩnh vực không ưu tiên- ông Đào cho biết.

Nhiều chi nhánh khác cũng đã áp dụng mức lãi suất cho vay giảm, có ngân hàng giảm tương ứng vào mà các ngân hàng cân đối áp dụng lãi suất đầu ra, nhiều chi nhánh đang tính toán tiết giảm chi phí, hạ lãi suất cho vay, nâng cao chất lượng hoạt động. Bên 1% lãi suất huy động, có ngân hàng giảm từ 2-4%/năm so với đỉnh điểm trước đó. Mức phổ biến hiện nay là 15-17%/năm.

Ngoài việc căn cứ lãi suất đầu cạnh đó, các ngân hàng còn có chính sách tín dụng mới với đa dạng sản phẩm cho vay. ABBank dành nguồn vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu với lãi suất ưu đãi giảm đến 2%/năm so lãi suất cho vay thông thường, Vietcombank ưu tiên cho khách hàng là doanh nghiệp vay lãi suất còn khoảng 15% áp dụng từ đầu tháng 4-2012. Agribank, Vietinbank tập trung hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nông nghiệp nông thôn…  

Nhìn nhận về xu hướng hạ lãi suất theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước mỗi quý có thể hạ 1%, các doanh nghiệp có nhiều hy vọng để được tiếp cận vốn, giảm gánh nặng lãi vay trong thời gian dài vừa qua, nhằm giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận trong hoạt động. Song lãnh đạo một số ngân hàng thương mại cổ phần cho biết điều kiện để tiếp cận mức lãi này không hề đơn giản khi mà phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đang trong tình trạng khát vốn, đáp ứng điều kiện đi vay không hề dễ dàng, nhất là vấn đề tài sản thế chấp.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm