Nhiều doanh nghiệp thuộc cộng đồng doanh nghiệp Gia Lai đã và đang định danh một cách rõ ràng, đạt nhiều thành công trên thương trường trong và ngoài tỉnh. Vị thế này, dĩ nhiên gắn liền với những nỗ lực không biết mệt mỏi, đặc biệt là trong thời điểm khủng hoảng kinh tế.
Theo thống kê của Sở Tài chính, tổng thu ngân sách của tỉnh 9 tháng đầu năm nay đạt gần 1.600 tỷ đồng (bằng 125,7% so cùng kỳ năm trước). Đây là một trong những bằng chứng xác thực về sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế- xã hội tỉnh ta. Và cũng trong những năm qua, sự đóng góp của cộng đồng này luôn là một trong những thước đo quan trọng trong hành trình phát triển của tỉnh. Bởi lẽ, ngoài nguồn hỗ trợ từ Trung ương, chiến lược xóa đói giảm nghèo của tỉnh cũng có sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh.
Theo thống kê của Sở Tài chính, tổng thu ngân sách của tỉnh 9 tháng đầu năm nay đạt gần 1.600 tỷ đồng (bằng 125,7% so cùng kỳ năm trước). Đây là một trong những bằng chứng xác thực về sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế- xã hội tỉnh ta. Và cũng trong những năm qua, sự đóng góp của cộng đồng này luôn là một trong những thước đo quan trọng trong hành trình phát triển của tỉnh. Bởi lẽ, ngoài nguồn hỗ trợ từ Trung ương, chiến lược xóa đói giảm nghèo của tỉnh cũng có sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh.
Dây chuyền chế biến đường. Ảnh: Đ.T |
Cũng vì ý thức được sự quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp đối với sự phát triển, UBND tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc xúc tiến đầu tư, bằng những chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Ngọc Mỹ nói: Cộng đồng doanh nghiệp ở Gia Lai đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển của Gia Lai. Với vị trí địa lý thuận lợi, Gia Lai đang đứng trước cơ hội là một trong những trung tâm của Tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia. Điều này không thể thiếu sự hiện diện của cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh và các nhà đầu tư khác…
Gia Lai hiện có trên 3.000 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Cùng với việc đầu tư cho sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đã đóng góp tích cực vào các chương trình an sinh xã hội, tạo việc làm, đặc biệt là trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở các vùng còn khó khăn.
Với điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Gia Lai đã, đang và sẽ trở thành một trong những vùng chuyên canh lớn đối với một số loại cây trồng như: Cao su, hồ tiêu, cà phê, điều… Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này ở trong tỉnh hoặc ở các nơi khác đến đầu tư đã góp phần quan trọng làm tăng giá trị về thương hiệu, sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, tiềm năng lớn về thủy điện, khoáng sản… cũng là mảnh đất lành để các doanh nghiệp đầu tư để tạo lập nhiều vùng dân cư trù phú.
Cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua thực sự là “liều thuốc thử” đối với cộng đồng doanh nghiệp Gia Lai. Một số doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Trà Đa buộc phải sa thải hơn 200 công nhân, sản xuất đình trệ. Tuy nhiên với sự hỗ trợ kịp thời từ Trung ương và ủng hộ từ cấp tỉnh, nhiều doanh nghiệp đã có những điều chỉnh phù hợp và bước đầu sản xuất kinh doanh ổn định. Đây cũng là tín hiệu vui trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh… Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Kiến trúc Xây dựng Nhà Vui- ông Nguyễn Thu Phong cho biết: Cộng đồng doanh nhân trẻ của chúng tôi luôn lưu tâm đến cơ hội hợp tác, phát triển và bắt tay làm ăn với các doanh nghiệp Gia Lai. Nhiều doanh nghiệp trong Hội Doanh nghiệp trẻ của chúng tôi đang có kế hoạch tìm hiểu kỹ hơn để nếu được sẽ tiến hành khảo sát, hợp tác đầu tư.
Cùng với chính sách ưu đãi từ Trung ương, từ tỉnh và sự vươn lên mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp, hy vọng trong thời gian tới kinh tế- xã hội Gia Lai tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Hạnh Nguyên