Kinh tế

Đã mắt ngắm hoa lan nở rực rỡ trên đất thép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Những năm sau giải phóng, kênh Đông còn chưa đem nước về tưới trên ruộng cằn Củ Chi. Ngày đó rau cỏ còn khó trồng chứ nói gì đến hoa”-bà Đặng Lê Thị Thanh Huyền-Giám đốc Hợp tác xã hoa lan Huyền Thoại kể lại. Bây giờ thì trên những luống đất khô cằn của nơi được mệnh danh “vùng đất thép” những ngày chống Mỹ cứu nước, hoa lan đang ngày ngày dệt gấm, dựng xây hình ảnh mới cho con người và quê hương Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh).
 

Phong cách thưởng thức cái đẹp ngày càng cao và hoa lan là sản phẩm không thể thiếu trong những ngày lễ hội, lễ kỷ niệm trong văn hóa Việt Nam.


Củ Chi và các quận huyện khác của TP. Hồ Chí Minh đang xuất hiện ngày càng nhiều vườn hoa theo mô hình trang trại; góp sức đưa TP. Hồ Chí Minh thành thị trường tiêu thụ và buôn bán hoa lan lớn nhất nước.

Trong đó, mô hình lan mokara cắt cành được các hộ dân Củ Chi trồng nhiều nhất do tỷ suất lợi nhuận cao dù vốn đầu tư không nhỏ. Và rất nhiều cái tên gắn bó với mokara đã trở thành thương hiệu như bà Trần Ngọc Tuyết - Nông dân Việt Nam xuất sắc 2016, bà Nguyễn Thị Bé với vườn lan sinh thái chuyên đi đấu giải, hay triệu phú trồng lan Nguyễn Tấn Lập…

 

Hương sắc của lan mokara đang ngày càng góp phần quan trọng thay đổi diện mạo đất và người Củ Chi.
Tại nhà vườn, hoa được thương lái đến thu mua và vận chuyển từ sáng sớm.
Với công sức và tâm huyết, đất cằn nở hoa không phụ lòng người.



Ông Phạm Văn Long-Chủ tịch  Hội Nông dân huyện Củ Chi cho biết toàn huyện có 165 ha trồng lan đang mang lại thu nhập ổn định cho hơn 300 hộ.

Giai đoạn 2016-2020, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đạt diện tích trồng lan 400 ha.

 

Những cành lan tươi và đẹp nhất được thu hoạch để cung cấp cho thị trường.
Kỹ thuật trồng lan mokara không phức tạp nhưng đòi hỏi nhiều công sức và tâm huyết.
Công nghệ cao và cơ giới hóa như tưới phun sương tự động được áp dụng ở đây.
Từ các vườn ươm cấy mô và tạo giống, lan được đưa ra vườn chăm sóc, theo dõi.

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm