TN - Đất & Người

Đắk Lắk: Nhiều đổi mới trong việc tổ chức Hội voi Buôn Đôn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trong khuôn khổ các hoạt động chính của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, Hội voi Buôn Đôn không tổ chức thi voi chạy, voi bơi, voi đá bóng hoặc thi kéo co giữa voi với người.
Hội voi Buôn Đôn năm nay không tổ chức thi voi chạy, voi bơi, voi đá bóng hoặc thi kéo co giữa voi với người. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Hội voi Buôn Đôn năm nay không tổ chức thi voi chạy, voi bơi, voi đá bóng hoặc thi kéo co giữa voi với người. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Ngày 15-2, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) Vũ Minh Thoại cho biết trong khuôn khổ các hoạt động chính của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 (dự kiến diễn ra từ ngày 10-14/3/2023), Hội voi Buôn Đôn không tổ chức thi voi chạy, voi bơi, voi đá bóng hoặc thi kéo co giữa voi với người.

Thay vào đó, sẽ tổ chức các hoạt động: Lễ cúng bến nước và Lễ cúng sức khỏe cho voi, Lễ khai mạc và Lễ bế mạc hội voi, thi trang điểm cho voi, tiệc buffet cho voi, thi voi chào khán giả, chụp hình với voi.

Hội voi Buôn Đôn dự kiến khai mạc vào sáng 12/3.

Việc đổi mới tổ chức Hội voi Buôn Đôn nhằm thực hiện nội dung ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác 5 năm giữa Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk và Tổ chức Động vật châu Á (AAF) về chuyển đổi Mô hình du lịch cưỡi voi sang Mô hình du lịch thân thiện với voi; thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc nghiên cứu tổ chức các hoạt động có sử dụng voi nhà trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8.Ông Vũ Minh Thoại cho biết Hội voi Buôn Đôn là một trong những sự kiện chính của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8; là hoạt động thiết thực để giới thiệu những tiềm năng phát triển văn hóa, du lịch sinh thái của huyện; thu hút nhà đầu tư xúc tiến các hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác phát triển kinh tế-xã hội nói chung và du lịch của huyện nói riêng.

Việc tổ chức Hội voi Buôn Đôn năm 2023 nhằm bảo tồn, chăm sóc đàn voi nhà hiện có trên địa bàn huyện; tôn vinh giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, nổi bật là truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.

Thay vào đó, Ban tổ chức mời các đoàn nghệ thuật quốc tế tham dự, biểu diễn tại lễ hội đường phố.

Tham gia biểu diễn, diễu hành tại lễ hội đường phố còn có đoàn nghệ nhân cồng chiêng và nông dân trồng càphê của 15 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, đoàn diễn viên múa chuyên nghiệp, đoàn nghệ sỹ đường phố…

Lễ hội đường phố được tổ chức vào ngày 10/3, dự kiến có ba phần gồm nghi thức khai mạc (từ 15 giờ 30 đến 16 giờ), diễu hành (từ 16 giờ đến 17 giờ 30), hoạt động giao lưu (17 giờ 30 đến 19 giờ).

Lễ hội đường phố nhằm giới thiệu hình ảnh đặc sắc về văn hóa cà phê, về con người, tiềm năng, thế mạnh và du lịch của tỉnh Đắk Lắk; tôn vinh, quảng bá những giá trị di sản văn hóa của vùng đất Buôn Ma Thuột nói riêng, tỉnh Đắk Lắk nói chung; đồng thời tôn vinh, quảng bá, nâng tầm thương hiệu Càphê Buôn Ma Thuột, từng bước đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của càphê thế giới.

Có thể bạn quan tâm