Chính trị

Tin tức

ĐB Quốc hội Gia Lai góp ý Luật phòng chống tác hại của rượu, bia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng ngày 23-5, Quốc hội tiếp tục làm việc tại Hội trường để thảo luận Dự án Luật phòng chống tác hại của rượu, bia.
Tham gia phát biểu tại hội trường, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp (Đoàn Gia Lai) cho biết cá nhân đại biểu hoàn toàn ủng hộ việc phòng, chống tác hại của rượu, bia. Tuy nhiên, đối với nội dung của dự luật phòng, chống tác hại của rượu, bia, đại biểu cho rằng Dự án Luật phòng chống tác hại của rượu bia sẽ không khả thi, hiệu quả khi đưa vào áp dụng trong thực tế cuộc sống.
Thứ nhất, về giải thích từ ngữ của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia trong phần giải thích từ ngữ không giải thích phòng, chống là gì; chính sách của nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu bia đưa ra rất nhiều, nhưng việc ưu tiên cho hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông, giảm tính sẵn có và khen thưởng kịp thời các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu bia không phải là chính sách. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại rượu bia, vậy nếu không phải là công dân thì có được hưởng những nội dung này không
Hành vi bị nghiêm cấm về quảng cáo rượu, bia từ 15% độ cồn trở lên, vậy dưới 15% độ cồn thì quy định như thế nào. Tác hại của rượu bia đối với mỗi người phụ thuộc vào thể trạng mỗi người, kể cả việc khi chúng ta đo nồng độ cồn, cũng một lượng bia, rượu đó vào mỗi người nhưng không phải khi đưa vào máy kiểm tra nồng độ cồn thì có kết quả như nhau. Vì vậy, cần phải điều chỉnh số lượng quy định về tính nồng độ cồn, có người uống 1 ly đã là nhiều nhưng có người uống 1 lít vẫn bình thường, ngay cả 1 đứa trẻ có thể uống vào nhưng không sao, nhưng người trưởng thành uống vào lại say… 
Đại biểu Quốc hội Ksor H’Bơ Khăp (Đoàn Gia Lai). Ảnh: Vũ Định
Đại biểu Quốc hội Ksor H’Bơ Khăp (Đoàn Gia Lai). Ảnh: Vũ Định
Việc khuyến mãi sử dụng rượu, bia có khuyến mãi cho người chưa đủ 18 tuổi và khuyến mại hoạt động kinh doanh rượu, bia có nống độ cồn 15% trở lên, khuyến mại với mọi hình thức càng làm tăng tính kích thích người dưới 18 tuổi, so sánh như việc truy cập vào các trang web, đặc biệt là trang web đen có chứa hình ảnh, nội dung kích thích trí tò mò, kể cả người lớn chứ không phải trẻ em, khi truy cập các trang web bao giờ cũng có câu hỏi là: bạn đã đủ 18 tuổi chưa? Tuy nhiên, đại biểu tin chắc rằng từ người lớn tới trẻ em đều chọn là tôi đã đủ 18 tuổi. 
Kinh doanh, tàn trữ, vận chuyển rượu, bia giả nhập lậu, không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ nhập lậu rượu, bia là vấn đề liên quan đến quản lý thị trường, buôn lậu, các nội dung chúng ta đưa ra ở đây đều đã có các cơ quan chức năng thực hiện, xử lý theo quy định của pháp luật.
Về việc người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia, xúi dục, lôi kéo, kích động, ép buộc người khác uống rượu, bia, đại biểu cho rằng không khả thi, vì đối với người dưới 18 tuổi uống rượu bia mà ép buộc người lớn tuổi hơn mình uống rượu, bia là chưa hợp lí và về mặt lễ giáo là không phù hợp. Còn việc ép người dưới tuổi mình thì đương nhiên là vi phạm, vì trong luật này quy định là cho người chưa đủ 18 tuổi trở xuống.
Tại khoản 11, Điều 5 quy định cấm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang, trong các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp và học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước và trong thời gian làm việc, thời gian nghỉ giữa ca làm việc, thời gian học tập, trừ những trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ. Quy định như trên là chưa phù hợp, vì lâu nay đã cấm uống rượu, bia vào giờ làm việc và giờ nghỉ trưa, quy định trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của chính phủ, đại biểu thấy có vấn đề và chưa phù hợp.
Ảnh: Vũ Định
Ảnh: Vũ Định
Về tác hại của rượu, bia, đối với rượu, bia giả, rượu bia nhập lậu: Hiện nay chúng ta chưa có khái niệm quy định về nội dung này và máy móc của cơ quan nào xác định được rượu, bia giả, nhập lậu đặc biệt là nhưng nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những nơi tiêu thụ rượu bia nhiều. 
Các thông tin quảng cáo nhằm thúc đẩy uống rượu bia luôn tạo sự thân thiện, thành đạt, trưởng thành, quyến rũ, hấp dẫn về giới tính và đương nhiên các hình ảnh không đẹp thì không có tính chất quảng cáo. Vì vậy, nếu chúng ta muốn cấm thì nên cấm quảng cáo các sản phẩm rượu, bia. Ví như việc đưa hình bệnh nhân ung thư phổi lên bao bì sản phẩm thuốc lá, việc đó vẫn không có ý nghĩa, không giảm đáng kể số lượng người hút thuốc lá, đặc biệt là người mù thì không nhìn thấy hình ảnh và không cảm thấy ghê khi hút thuốc lá. Đồng thời, cần làm rõ về quy định cấm sử dụng nhãn hiệu, vật dụng, hình ảnh biểu tượng trong phim quen thuộc hoặc dành cho trẻ em để quảng cáo; Quy định về quen thuộc dành cho trẻ em là thuộc vào nhóm quy định nào và đơn vị nào xác định phim quen thuộc này. Đặc biệt, kinh phí quảng cáo, cảnh báo phòng, chống tác hại rượu bia theo quy định của Bộ Y tế để đảm bảo áp dụng luật này chồng lấn và rất lớn. Vì vậy,  đại biểu đề nghị nếu muốn đưa luật vào thực hiện phải sửa lại nội dung và không thông qua Luật trong kỳ họp này, hoặc chỉ đưa ra chương trình hành động đối với phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Vũ Định

Có thể bạn quan tâm