Trên số báo in ngày 15-7-2016 có một số thông tin đáng chú ý như sau:
>> Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn (Trang 3)
Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên là một trong 4 chủ trương của phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” luôn được các cấp bộ Đoàn chú trọng. Mặc dù các hoạt động dạy nghề, hướng nghiệp, tập huấn được triển khai thường xuyên nhưng hiện nay, lượng lao động thanh niên thất nghiệp ở nông thôn vẫn còn khá cao. |
>> Từ Tân Lập đến Đak Hlơ Kỳ cuối: Đất lành chim đậu (Trang 4)
Cái thời gian nan bao cấp xa xưa, Đak Hlơ là vùng đất của quốc doanh. Một nông trường sản xuất kinh doanh đa ngành được thành lập tại đây để trồng mía, sản xuất đường, thuốc lá... gọi là Nông trường Sông Ba. Sản phẩm từ đây làm ra cũng mang tên ấy-đường Sông Ba, thuốc lá Sông Ba, mà hình như cũng có... rượu Sông Ba? Nó chẳng là gì so với chất lượng và mẫu mã sản phẩm cùng loại ngày nay, song cũng được nằm trong danh mục những món hàng phân phối theo tem phiếu, chỉ có cán bộ, công nhân, viên chức mới được ưu đãi. Người Gia Lai thời đó chắc chưa mấy ai quên “nỗi nhớ” một loại đường “ba đ”, thuốc lá “ba sông” mà nếu thiếu chúng trong nhu cầu chất ngọt và chất vừa đắng, vừa cay, vừa... say thì cũng là điều không dễ chịu. |
>> Trung tâm Thương mại Pleiku: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm (Trang 5)
Cách bố trí gian hàng lẫn lộn giữa thực phẩm sống và chín, môi trường vệ sinh ngoại cảnh không đảm bảo ở Trung tâm Thương mại Pleiku đang tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm. |
>> Kông Chro chú trọng công tác “Đền ơn đáp nghĩa” (Trang 6)
Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, Đảng bộ và chính quyền huyện Kông Chro luôn quan tâm chăm lo, giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn. Việc làm này của huyện thể hiện sự tri ân đối với những người đã góp phần đem lại hòa bình cho đất nước. |
GLO