TN - Đất & Người

Đón nhận Bằng xếp hạng DTQG đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhà đày Buôn Ma Thuột tọa lạc tại địa chỉ số 17 đường Tán Thuật, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột.

Tại Nhà đày Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Lễ đón nhận "Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột", do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

 Đại diện Bộ VHTT và Du Lịch trao bằng công nhận Di sản đặc biết cấp quốc gia Nhà đày cho đại diện UBND tỉnh Đắk Lắk.
Đại diện Bộ VHTT và Du Lịch trao bằng công nhận Di sản đặc biết cấp quốc gia Nhà đày cho đại diện UBND tỉnh Đắk Lắk.


Nhà đày Buôn Ma Thuột tọa lạc tại địa chỉ số 17 đường Tán Thuật, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột. Công trình được người Pháp xây dựng trong giai đoạn từ đầu năm 1930 đến cuối năm 1931 hoàn thành đưa vào sử dụng. Tại đây có 6 dãy nhà cấp 4 rộng hàng trăm m2, được xây dựng trong khuôn viên khoảng 2 ha, bao quanh bằng dãy tường kiên cố cao tới 4 mét, dày 40 cm, và các trạm gác cao hơn 20 mét. Riêng dãy nhà ngoài cùng gần khu vực cổng ra vào được người Pháp đặt các xà lim, gông cùm phục vụ việc tra tấn, giam cùm những tù binh được liệt vào dạng đặc biệt nguy hiểm với chế độ thực dân bảo hộ.

Theo ông Đặng Gia Duẩn, Phó giám đốc sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, trong hai cuộc kháng chiến đấu tranh thống nhất đất nước, Nhà đày là nơi giam giữ rất nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tướng lĩnh quân đội, đảng viên và những người yêu nước đi theo cách mạng. Có thể kể đến các đồng chí như: Nguyên Chủ tịch nước Võ Chí Công; các đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đoàn Khuê, nhà thơ Tố Hữu ... Việc Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xếp hạng Bằng xếp hạng Di tích đặc biệt cấp quốc gia là điều rất vinh dự cho địa phương.


 

Mỗi năm, Nhà đày Buôn Ma Thuột thu hút hàng chục nghìn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu.
Mỗi năm, Nhà đày Buôn Ma Thuột thu hút hàng chục nghìn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu.



"Di tích Nhà đày Buôn Ma Thuột với tầm vóc lịch sử được Chính phủ xếp hạng di tích đặc biệt, chúng tôi sẽ cố gắng bảo tồn, sưu tầm thêm hiện vật và thực hiện nhiều dự án nhằm xây dựng những trang tư liệu lịch sử sinh động, để tái hiện quá trình đấu tranh giải phóng đất nước của những cựu tù trong hai giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ. Đây sẽ là một địa chỉ đỏ thu hút khách du lịch trong và ngoài nước cũng như các thế hện trẻ của Việt Nam đến tham quan và tìm hiểu lịch sử về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các thế hệ cha anh",  ông Đặng Gia Duẩn cho biết.

Tuấn Long/VOV-Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm