Sức khỏe

Đồng Nai: Phát hiện ca bệnh nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Đồng Nai ghi nhận một ca bệnh nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' đầu tiên. Người bệnh là một bé gái 14 tuổi, ở H.Xuân Lộc.

Tối 2.9, ngành y tế Đồng Nai cho biết vừa phát hiện một ca bệnh nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người". Bệnh nhân là nữ tên T.T.D.M (14 tuổi, ngụ H.Xuân Lộc, Đồng Nai).

Hiện tại sức khỏe bệnh nhân ổn, được cách ly và theo dõi tại bệnh viện

Hiện tại sức khỏe bệnh nhân ổn, được cách ly và theo dõi tại bệnh viện

Trước đó, bệnh nhân bị nổi hạch ở vùng cổ, được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai khám và lấy thuốc về uống nhưng không khỏi. Đến ngày 22.8 bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

Nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người", Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã tiến hành cách ly bệnh nhân, lấy mẫu xét nghiệm trước khi thực hiện phẫu thuật.

Theo đó, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai có gửi mẫu xét nghiệm đến Bệnh viện đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Kết quả các xét nghiệm đều dương tính với vi khuẩn "ăn thịt người".

Tối 2.9, trao đổi với PV Thanh Niên, bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, cho biết hiện tại sức khỏe bệnh nhân ổn, đang nằm theo dõi và điều trị theo phác đồ.

Sau khi phát hiện ca bệnh, ngành y tế đã tiến hành khử khuẩn, phun xịt nhà bệnh nhân và khu vực xung quanh, đồng thời lập danh sách những người tiếp xúc với bệnh nhân để theo dõi. Hiện tại chưa ghi nhận người nào có triệu chứng tương tự.

Bệnh nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" (còn gọi là bệnh Whitmore) do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra, vi khuẩn gây bệnh tồn tại tự nhiên trong đất, có thể gây ô nhiễm nguồn nước và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn. Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và khiến người bệnh có thể tử vong do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.

Hiện bệnh nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" chưa có vắc xin phòng bệnh. Với tỷ lệ tử vong cao, bệnh nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người"được Bộ Y tế đưa vào danh sách các bệnh lý nguy hiểm hàng đầu.

Theo Lê Lâm (TNO)

Có thể bạn quan tâm