Thời sự - Sự kiện

Dư luận trái chiều về nội các ông Trump xây dựng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo Guardian ngày 22/11, cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận định: "Trong suốt sự nghiệp, tôi đã rút ra bài học rằng, một nhà lãnh đạo phải biết giữ cân bằng giữa lợi ích kinh tế và chính trị. Hiện ông Trump đang có một liên minh rõ rệt với các tập đoàn lớn ở Thung lũng Silicon”.

ba-merkel-va-ong-trump-anh-nyt.jpg
Bà Merkel và ông Trump. Ảnh: NYT

Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh, việc ông Trump bổ nhiệm tỷ phú Elon Musk làm đồng lãnh đạo Bộ Hiệu quả chính phủ (DOGE) có thể gây ra xung đột lợi ích, liên quan đến các mối liên hệ tài chính của ông Musk.

"Ông Musk là người đang nắm giữ 60% số vệ tinh bay xung quanh quỹ đạo, đây là một điều đáng quan ngại nếu một nhân vật như vậy tham gia chính trường. Chính trị cần phải đảm bảo sự cân bằng giữa một người có quyền lực và một công dân bình thường", bà Merkel nói.

Bà Merkel sau đó nhắc lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khẳng định "chính trị là giải pháp cuối cùng cho các vấn đề".

"Nếu chính trị bị can thiệp quá nhiều từ các tập đoàn, bất kể dưới hình thức nào, thì việc này sẽ trở thành thách thức với tất cả mọi người", bà Merkel chia sẻ.

Tỷ phú Elon Musk là người đóng góp rất lớn trong quá trình tranh cử của ông Trump, và được cho là có ảnh hưởng lớn tới các quyết định bổ nhiệm nội các của Tổng thống Mỹ đắc cử.

Hôm 22/11, ông Trump công bố thêm một loạt lựa chọn cho những vị trí quan trọng, bao gồm bộ trưởng tài chính là ông Scott Bessent; ông Russ Vought lãnh đạo OMB, cơ quan quyền lực giúp quyết định các ưu tiên trong chính sách của tổng thống và cách chi trả cho chúng; ông Sebastian Gorka phó trợ lý tổng thống, cố vấn cho ông Trump về an ninh quốc gia, cùng với 5 nhân vật khác.

Trước đó, ông Trump lựa chọn ông Pete Hegseth, một người dẫn chương trình của kênh Fox News, vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng và cựu nữ nghị sĩ Dân chủ Tulsi Gabbard làm Giám đốc Tình báo quốc gia.

Với các nhân vật này, cựu Bộ trưởng phụ trách châu Âu của Pháp và hiện là nghị sĩ châu Âu, đã bày tỏ sự lo ngại sâu sắc trên mạng xã hội X: “Điều này thực sự đáng sợ”.

Bà Gabbard từng gây ra phản ứng mạnh mẽ nhất, vì nổi tiếng với việc lan truyền các thuyết âm mưu, gặp gỡ Tổng thống Syria Bashar Assad và ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ông Marek Magierowski, cựu Đại sứ Ba Lan tại Mỹ, cũng nhận định đây là một tín hiệu rất đáng lo ngại”.

Dù vậy, một số chuyên gia vẫn đánh giá tích cực về việc bổ nhiệm thành phần nội các mới của ông Trump như ông Marco Rubio với vai trò ngoại trưởng Mỹ là một “nhân vật nghiêm túc”, có “tiếng nói rõ ràng” về các vấn đề như Trung Quốc, khả năng tập hợp các nhà lập pháp thế giới đối phó với thách thức từ Trung Quốc.

John Bolton, cựu Cố vấn An ninh quốc gia của chính quyền Trump đầu tiên, vào tháng 10 vừa qua, cho rằng chính sách đối ngoại của ông Trump cấp tiến hơn nhiều so với nhiệm kỳ đầu. Ông Bolton còn nhận định “khả năng ông Trump rút Mỹ khỏi NATO là rất cao”.

Trước tình hình này, châu Âu đang chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất. Một nhà ngoại giao EU cho biết khối này phải sẵn sàng gánh vác nhiều trách nhiệm hơn, đặc biệt là trong vấn đề Ukraine: “Chúng tôi biết từ nhiệm kỳ đầu của ông Trump, các chính sách có thể khó lường như thế nào”, vị này nói thêm.

Về phần mình, chuyên gia Franois Heisbourg từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Mỹ nhận định: “Chúng ta sẽ phải trải qua vài năm rất, rất khó khăn trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương”.

Có thể bạn quan tâm