Dùng tinh trùng để chữa ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm sử dụng tinh trùng để đưa thuốc chống ung thư đến khối u và tiêu diệt chúng.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm sử dụng tinh trùng để đưa thuốc chống ung thư đến khối u và tiêu diệt chúng.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm sử dụng tinh trùng để đưa thuốc chống ung thư đến khối u và tiêu diệt chúng.
Hóa trị liệu có nhiều tác dụng phụ khủng khiếp với bệnh nhân ung thư bởi các loại thuốc được sử dụng để chống lại ung thư cũng tấn công các tế bào khỏe mạnh. Tìm ra cách đưa thuốc đến khối u mà không ảnh hưởng đến mô khỏe mạnh là một thách thức và là vấn đề các nhà nghiên cứu đang cố gắng giải quyết.
Theo NewScientist, một nhóm các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Leibniz (Đức) nhận ra rằng tinh trùng có thể trở thành công cụ phân phối thuốc hiệu quả. Cụ thể, tinh trùng có khá nhiều lợi ích khi phân phối thuốc. Chúng di chuyển tự nhiên, có thể bao bọc thuốc để nó không bị loãng bởi chất dịch cơ thể hoặc rò rỉ, bảo vệ thuốc khỏi bị các enzyme phá vỡ. Chúng cũng không gây phản ứng miễn dịch như các loại tế bào khác - ví dụ như vi khuẩn, và cũng không góp phần hình thành các vi khuẩn không mong muốn khác.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần ngâm tinh trùng trong một loại thuốc, trong trường hợp này là một loại thuốc điều trị ung thư gọi là doxorubicin, thì tinh trùng sẽ hấp thụ thuốc và lưu trữ nó. Khi những tinh trùng "ngấm" thuốc được đưa đến khối u, chúng làm giảm gần 90% tế bào ung thư sống sau 72 giờ.
Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã gắn những mũ sắt nhỏ xíu vào các tế bào tinh trùng, cho phép tế bào được điều hướng đến các khối u bằng nam châm. Khi các tế bào va vào khối u, chiếc mũ sắt này sẽ vỡ ra giải phóng tinh trùng và cho phép nó xâm nhập vào khối u.
Thí nghiệm này đã được thực hiện với tinh trùng bò và một dòng tế bào ung thư. Các nhà nghiên cứu nhận thấy tinh trùng có ích trong việc chống lại các tế bào ung thư nhờ vận chuyển hóa chất vào tận các khối u ẩn sâu bên trong, hơn là dung dịch thuốc được đưa vào cơ thể theo cách thông thường.
Nghiên cứu này chỉ mới ở giai đoạn sơ bộ nhưng đầy hứa hẹn. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu cần phải tính ra lượng thuốc và cách kiểm soát chúng bằng tinh trùng. Họ cũng phải xem xét có bao nhiêu tinh trùng được nạp thuốc là lý tưởng và điều gì sẽ xảy ra đối với những tinh trùng được gắn mũ sắt nếu chúng gây hại cho cơ thể người. Đặc biệt, liệu tinh trùng người có làm việc tốt như tinh trùng bò đã được thực nghiệm trong nghiên cứu không.
Mới đây, nghiên cứu đã được công bố trong ACSNano.
Thu Hiền (VNE)

Có thể bạn quan tâm