TN - Đất & Người

Đường xuống cấp, sạt lở đe dọa tính mạng người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tuyến đường DH 81 và DH 83 nối trung tâm huyện Đăk Glei với các xã Đăk Nhoong, Đăk Plô và 3 đồn biên phòng nhiều năm qua đã bị xuống cấp, sạt lở nghiêm trọng.
 
Tình trạng xuống cấp, sạt lở của con đường gây ra nhiều nguy hiểm cho cuộc sống của người dân, học sinh và cán bộ khi qua lại trên con đường này.
Quá nhiều
Quá nhiều "ao nước" trên tuyến đường gây khó khăn cho người dân qua lại. Ảnh: ĐỨC NHẬT
Đường thành ao
Theo ghi nhận của phóng viên, trên con đường DH 81 dẫn từ trung tâm huyện Đăk Glei vào xã Đăk Nhoong có hàng trăm “ao nước” nối tiếp nhau. Mỗi “ao nước” dài hơn 2 mét, rộng 4 mét, chiếm gần hết mặt đường, xe cộ phải chạy qua hoặc men theo mép đường để tránh bị ngã.
Con đường bị xuống cấp nghiêm trọng cộng thêm tình trạng sạt lở taluy âm, taluy dương ở hơn 30 điểm khiến con đường đầy hiểm họa. Đặc biệt tại cây cầu bắc ngang sông Pô Kô (xã Đăk Nhoong), vừa qua, do mưa lớn, 1 phần của cây cầu đổ sập xuống lòng sông. Để khắc phục, UBND xã Đăk Nhoong phải làm cầu tạm bằng ván để di chuyển qua lại.
Theo ông A Thơ (54 tuổi, thôn Đak Nhoong, xã Đăk Nhoong), đường DH 81 đã hư hỏng nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Học sinh thường xuyên bị ngã xe khi đi qua các ổ voi. Những hôm trời mưa gió, tuyến đường bị sạt lở khiến nhiều em phải nghỉ học vì không thể đến trường.
Xã Đăk Nhoong bắc ván làm cầu tạm bắc qua cây cầu bị sập. Ảnh: ĐỨC NHẬT
Xã Đăk Nhoong bắc ván làm cầu tạm bắc qua cây cầu bị sập. Ảnh: ĐỨC NHẬT
Trên tuyến đường DH 83 nối xã Đăk Nhoong với xã Đăk Plô cũng xuất hiện nhiều điểm sạt lở, sụt lún. Một số đoạn đường bị dòng sông Pô Kô ăn sâu vào trong nền đường gây tình trạng hở hàm ếch. Nền đường có thể đổ ụp xuống lòng sông bất cứ lúc nào. Để khắc phục, chính quyền địa phương phải đổ hàng chục m3 đất đá để phục vụ việc đi lại tạm thời. Tuy nhiên chỉ sau vài trận mưa tình trạng hở hàm ếch lại tiếp tục xảy ra.
Không những vậy, cả 2 tuyến đường này còn nối với 3 đồn biên phòng là Đăk Nhoong, Đăk Plô và Sông Thanh. Hiện tại tình trạng sạt lở đã khiến đường vào 3 đồn này bị chia cắt. Các cán bộ chiến sĩ muốn ra ngoài đều phải đi bộ.
.

Hàng trăm "ao nước" trên những con đường gần biên giới ở Kon Tum

Đe dọa tính mạng người dân
Theo ông A Nhập, Chủ tịch UBND xã Đăk Nhoong, tình trạng đường xuống cấp đã nhiều năm nay. Con đường đã được xây dựng từ lâu, bên cạnh đó trên địa bàn thường xảy ra mưa lớn kéo dài khiến con đường bị xuống cấp, xuất hiện nhiều ổ voi, nhiều điểm sạt lở. Đường hư hỏng, sạt lở khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm. Vì các điểm sạt lở có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào, đe dọa tính mạng người dân. Tuyến đường này có nhiều học sinh đi lại hằng ngày. Đường hư hỏng, đứt gãy gây nguy hiểm cho các em.
Một điểm hở hàm ếch trên tuyến đường DH 83 gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. nh: ĐỨC NHẬT
Một điểm hở hàm ếch trên tuyến đường DH 83 gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. nh: ĐỨC NHẬT
“Hiện nay con đường đã xuống cấp rất nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân và cán bộ tham gia giao thông. Địa phương đã nhiều lần đề xuất lên các cấp chính quyền tuy nhiên con đường vẫn chưa được đầu tư xây dựng”, ông A Nhấp nói.
Trao đổi với phóng viên, bà Y Thanh, Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei, cho biết đường DH 81 và DH 83 đã được đầu tư xây dựng 20 năm nay. Đây là tuyến đường huyết mạch của huyện phục vụ cho 2 xã biên giới và 3 đồn biên phòng. Tuyến đường này không chỉ có ý nghĩa về phát triển kinh tế mà còn đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới. Qua nhiều năm sử dụng, tuyến đường này bị xuống cấp trầm trọng.
Tuyến đường thường xuyên sạt lở gây ảnh hưởng đến tính mạng người dân. Ảnh: ĐỨC NHẬT
Tuyến đường thường xuyên sạt lở gây ảnh hưởng đến tính mạng người dân. Ảnh: ĐỨC NHẬT
“Người dân trên địa bàn các xã đã nhiều lần kiến nghị lên huyện. Tuy nhiên đối với huyện thì không có khả năng khắc phục được do đây là con đường lớn phục vụ giao thông cho hơn 1.000 hộ dân với hơn 3.500 khẩu. Ngoài ra 2 tuyến đường này còn nối với 3 đồn biên phòng, thực hiện các nhiệm vụ tuần tra biên giới. Do đó phía huyện cũng đã đề xuất lên các cấp có thẩm quyền bố trí nguồn vốn xây dựng, sửa chữa lại tuyến đường. Mong rằng Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện, tìm biện pháp hỗ trợ kinh phí giúp huyện khắc phục tình trạng hư hỏng của tuyến đường” - bà Y Thanh nói.
Theo Đức Nhật (TNO)

Có thể bạn quan tâm