(GLO)- Phát triển và ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) trong hoạt động sản xuất kinh doanh là nhu cầu cần thiết và khá phổ biến trên thế giới cũng như trong nước nhiều năm nay. Thế nhưng, tại Gia Lai TMĐT vẫn chưa được triển khai, ứng dụng dù cách đây 5 năm Chính phủ đã có Quyết định triển khai thực hiện kế hoạch TMĐT giai đoạn 2006-2010...
Đánh giá về thực trạng ứng dụng TMĐT tỉnh ta, ông Huỳnh Ngọc Tục- Giám đốc Sở Công thương cho biết: Gia Lai là một trong 3 tỉnh trong cả nước còn chưa có TMĐT mà chỉ có một số doanh nghiệp vừa và lớn tham gia đăng ký mở website nhằm quảng bá và giới thiệu sản phẩm trong khi đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể cũng chỉ tham gia giao dịch trên mạng internet với hình thức đăng ký trực tiếp tên miền và vùng hoạt động chủ yếu để theo dõi, nắm bắt thông tin…
Theo thống kê, toàn tỉnh có 25 website mang tính tổng hợp của các cơ quan nhà nước và khối Đảng, gần 50 doanh nghiệp vừa và lớn mở website. Ngay cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì cũng chỉ có 15/89 doanh nghiệp (chiếm khoảng 17%) có website… Thực tế này hạn chế rất nhiều đến việc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển của tỉnh, trong khi Gia Lai có thế mạnh về xuất khẩu các sản phẩm nông sản như: Cà phê, tiêu, mủ cao su… mà theo dự kiến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu có thể lên tới 350 triệu USD. Bên cạnh đó, việc chậm triển khai TMĐT cũng phần nào ảnh hưởng đến phát triển ngành du lịch, dịch vụ vốn tiềm năng khá dồi dào; các hoạt động liên quan đến dịch vụ công cũng bị chậm phát triển theo.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ phát triển và ứng dụng TMĐT, mới đây Ủy ban Nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 613/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015 với tổng kinh phí trên 2,3 tỷ đồng do sở Công thương chủ trì. Các kế hoạch triển khai gồm: Tuyên truyền pháp luật về TMĐT, tổ chức các lớp tập huấn về TMĐT cho cán bộ quản lý nhà nước và đào tạo chuyên sâu về kỹ năng cho các doanh nghiệp; cung cấp trực tuyến dịch vụ công liên quan đến hoạt động công nghiệp- thương mại; hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT; xây dựng và duy trì sàn giao dịch TMĐT của tỉnh…
Một khi TMĐT triển khai ứng dụng sẽ tạo điều kiện nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, người dân về vai trò, ý nghĩa và kỹ năng ứng dụng TMĐT trong sản xuất, kinh doanh và đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và mang lại nhiều lợi ích to lớn cho xã hội như: Thu thập được nhiều thông tin, giảm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, tiếp thị, giao dịch và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, đối với người tiêu dùng, TMĐT sẽ mở rộng khả năng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ và nhà cung cấp…
Đánh giá về thực trạng ứng dụng TMĐT tỉnh ta, ông Huỳnh Ngọc Tục- Giám đốc Sở Công thương cho biết: Gia Lai là một trong 3 tỉnh trong cả nước còn chưa có TMĐT mà chỉ có một số doanh nghiệp vừa và lớn tham gia đăng ký mở website nhằm quảng bá và giới thiệu sản phẩm trong khi đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể cũng chỉ tham gia giao dịch trên mạng internet với hình thức đăng ký trực tiếp tên miền và vùng hoạt động chủ yếu để theo dõi, nắm bắt thông tin…
Mục tiêu phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015 là: 80% cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp (DN) biết đến lợi ích của TMĐT; 50% DN tiến hành giao dịch TMĐT loại hình DN người tiêu dùng hoặc DN với DN; 60% DN sử dụng thư điện tử trong hoạt động giao dịch và trao đổi thông tin; 30% DN có trang thông tin điện tử, cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm; 20% DN tham gia các website TMĐT để mua sắm sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan đến sản xuất kinh doanh của DN; 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 40% dịch vụ công liên quan tới xuất khẩu trước năm 2013 và 15% các dịch vụ công liên quan đến thương mại và hoạt động sản xuất kinh doanh trước năm 2014; các dịch vụ thủ tục hải quan, thuế, đăng ký kinh doanh và đầu tư… phấn đấu hoàn thành trước năm 2013. |
Một khi TMĐT triển khai ứng dụng sẽ tạo điều kiện nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, người dân về vai trò, ý nghĩa và kỹ năng ứng dụng TMĐT trong sản xuất, kinh doanh và đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và mang lại nhiều lợi ích to lớn cho xã hội như: Thu thập được nhiều thông tin, giảm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, tiếp thị, giao dịch và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, đối với người tiêu dùng, TMĐT sẽ mở rộng khả năng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ và nhà cung cấp…
Lê Lan