(GLO)- Cùng với 45 xã của 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015, xã Ayun, huyện Mang Yang cũng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, phát huy nội lực chung tay xây dựng nông thôn mới.
Ayun là xã thuần nông với 8 làng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống từ bao đời nay cùng với 6 thôn người Kinh sống hòa thuận. Mặc dù có các đơn vị kinh tế đứng chân trên địa bàn xã, nhưng người dân làm nông nghiệp chiếm đến 96%. Toàn xã có 1.781 ha đất sản xuất các loại cây trồng, trong đó, lúa nước 667 ha, mì 558 ha, cây công nghiệp dài ngày 420 ha. Tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt khoảng 9.715 tấn, riêng cây lúa đạt 3.340 tấn… Cuộc sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ khá cao với 37%.
Từ khi được chọn làm xã điểm xây dựng nông thôn mới, xã đã khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã và Ban quản lý, Ban giám sát… Bên cạnh tổ chức khảo sát thực trạng, vận động người dân tích cực tham gia chương trình, nhất là các làng đồng bào dân tộc thiểu số, phát động người dân ra quân mở đường liên thôn từ thôn 1 đến thôn Nhơn Bông với chiều dài 2,5 km. Trong niềm phấn khởi, già làng Hươil-làng Dêkjêng vui vẻ cho hay: Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai, bà con mình vui lắm vì giúp bà con mở đường liên thôn, các biện pháp phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Mỗi khi thôn, làng có hoạt động xây dựng nông thôn mới thì Ban Quản lý các làng khác đều được mời tham gia học tập rút kinh nghiệm.
Chương trình mục tiêu quốc gia này đang có sức hút lớn mọi người trong làng. Tất cả đều phấn đấu để đạt các tiêu chí. Song song với những hoạt động này, trong phát triển kinh tế, bằng nguồn kinh phí phân bổ xây dựng cơ sở hạ tầng 140 triệu đồng và kinh phí hỗ trợ sản xuất 100 triệu đồng, Ayun đã thực hiện hỗ trợ 50% vốn cho 7 hộ gia đình mua heo rừng giống về nuôi, sau đó nhân rộng ra các hộ khác. Xã còn xây dựng tường rào, nhà sinh hoạt cộng đồng tại làng Dêkjêng. Khó khăn lớn nhất hiện nay là nhận thức của một bộ phận nhân dân còn thấp, vận động tuyên truyền đòi hỏi nhiều thời gian. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ đói nghèo trên địa bàn xã còn khá cao, diện tích đất quy hoạch sản xuất bị vướng vào đất của các chủ rừng đứng chân trên địa bàn. Theo khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo các tiêu chí mới, xã chưa có tiêu chí nào đạt chuẩn so với quy định.
Ông Nguyễn Văn Lộc- Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới là niềm vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm lớn của người dân Ayun. Dù hiện thực nông thôn của xã còn nhiều khó khăn, chưa đạt chuẩn Trung ương đề ra, nhưng xã đang tích cực triển khai thực hiện phấn đấu đến năm 2015 sẽ hoàn thành để xứng đáng là xã điểm về xây dựng nông thôn mới.
Ayun là xã thuần nông với 8 làng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống từ bao đời nay cùng với 6 thôn người Kinh sống hòa thuận. Mặc dù có các đơn vị kinh tế đứng chân trên địa bàn xã, nhưng người dân làm nông nghiệp chiếm đến 96%. Toàn xã có 1.781 ha đất sản xuất các loại cây trồng, trong đó, lúa nước 667 ha, mì 558 ha, cây công nghiệp dài ngày 420 ha. Tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt khoảng 9.715 tấn, riêng cây lúa đạt 3.340 tấn… Cuộc sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ khá cao với 37%.
Ảnh: Nguyễn Diệp |
Ông Nguyễn Văn Lộc- Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới là niềm vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm lớn của người dân Ayun. Dù hiện thực nông thôn của xã còn nhiều khó khăn, chưa đạt chuẩn Trung ương đề ra, nhưng xã đang tích cực triển khai thực hiện phấn đấu đến năm 2015 sẽ hoàn thành để xứng đáng là xã điểm về xây dựng nông thôn mới.
Nguyễn Diệp