Một lượng vốn lớn từ nguồn tín dụng “đen” phần nào đáp ứng kịp thời cho người có nhu cầu và với số đông tiểu thương xem đây là... điểm tựa! Nhưng hệ lụy đặt ra không hề nhỏ.
Khát vốn, tiểu thương tìm đến tín dụng “đen”
Những hộ dân buôn bán ở Trung tâm Thương mại Pleiku, tỉnh Gia Lai được xem là những người tiếp cận nhanh nhất và nhiều nhất loại hình cho vay nặng lãi, từ vay trả góp, đến vay trả lãi ngày, lãi tháng… Chị Ng. buôn bán quần áo ở tầng 2 Trung tâm Thương mại vì cần tiền lấy hàng nên chị đã ngỏ ý vay 70 triệu đồng của một người chuyên cho vay trong vòng 2 tháng. Lãi suất ngầm được thỏa thuận là 6%/tháng, trong khi món vay tín chấp đáo hạn ngân hàng trước đó lãi suất chỉ là 1,8%/tháng. Chị cho biết phải chấp nhận vay vì cần vốn làm ăn nhưng lúc này ngân hàng lại không cho vay.
Hay như chị H. buôn bán hàng khô cũng dựa vào các khoản vay ngoài từ nhiều năm nay. Do quen biết và làm ăn lâu dài, trả lãi và gốc đúng hạn nên lãi suất vay của chị khá thấp, chỉ 4%/tháng. “Mình kinh doanh nhỏ lẻ, điều kiện vay vốn ngân hàng cũng không có nên biết làm sao được. Tham gia hội phụ nữ để được vay tín chấp nhưng vốn không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh hiện tại”-chị H. nói.
Theo tìm hiểu, hình thức cho vay ngoài luồng tồn tại ở chợ từ rất lâu. Người này tiếp cận vay rồi lại giới thiệu cho người khác, nên cũng thành thói quen. Chính đó nên nó càng nở rộ khoảng 2 năm gần đây. Ngoài vay tính lãi hàng tháng, phổ biến ở các chợ vẫn là vay trả góp hàng ngày. Là một người có tiếng tăm trong lĩnh vực cho vay trả tiền góp, L. (ở phường Ia Kring) được mọi người ở Trung tâm Thương mại Pleiku cho là thâm niên khi tuổi đời mới chừng 34, mà trong nghề đã mười mấy năm. Hàng ngày, cứ đến chiều, L. mang túi xách rảo khắp các sạp hàng trong chợ để thu tiền.
Một số tiểu thương ở đây cho biết, L. có vốn khá lớn, cho vay dàn trải, sạp hàng nào có nhu cầu về vốn là đồng ý, chứ không như những chủ vay khác chỉ cho những khách quen. Nhiều người cho biết sở dĩ “mạnh tay” là nhờ… bảo kê ngay ở trong chợ, nên không ai dám xù. Cứ đưa ban đầu cho người vay 10 triệu đồng thì mỗi ngày sẽ thu 360 ngàn đồng trong vòng 1 tháng. Tính ra lãi suất là 8%/tháng, đây được cho là giá “chuẩn” trong giới đưa tiền góp áp dụng khi tín chấp.
Ở Trung tâm Thương mại Pleiku có đến hàng chục người kinh doanh nghề này. Tìm hiểu được biết, chủ vay nào ít cũng có khoảng 10 con nợ, có người có gần cả trăm con nợ. Ngược lại, nhiều chủ sạp hàng làm con nợ của 5 đến 7 đối tượng ngoài nguồn vay ngân hàng vì lãi suất cao đến chóng mặt nên lợi nhuận kinh doanh có khi chỉ đủ trả lãi. Nhiều khi chẳng phải vay để làm ăn, mà vay để đắp đầu này bù đầu kia.
“Sống khỏe” khi tín dụng ngân hàng co hẹp
Các ngân hàng hạn chế cho vay thời gian qua đã làm cho luồng vốn từ tín dụng “đen” có cơ hội bùng phát mạnh hơn. Tín dụng “đen” len lỏi từ thành thị đến nông thôn, từ kinh doanh đến cả sản xuất, ngày càng có quy mô lớn, rộng khắp. Ngay cả khi tín dụng ngân hàng “phủ sóng” đến từng sạp hàng kinh doanh trong chợ, tín dụng “đen” vẫn ngang nhiên “tung hoành” và “sống khỏe”. Bởi lẽ, vay ngoài rất dễ dàng, cần bao nhiêu cũng có, có khi chỉ cần có mối quan hệ là có thể cho vay ngay, chẳng cần thủ tục gì!
Bà Võ Thị Nhược Thủy-Giám đốc Chi nhánh Sacombank Gia Lai cho biết: Chương trình cho vay tín chấp trả góp hàng ngày cho các tiểu thương buôn bán ở chợ đã tạm dừng. Dư nợ bình quân lúc cho vay là 20 triệu đồng/sạp. Thời điểm đó, thấy không hiệu quả nên dư nợ cũng bị hạn chế, lúc cao điểm nhất cũng chưa đầy 1 tỷ đồng. Còn chương trình cho vay các tiểu thương bằng hình thức thế chấp vẫn đang áp dụng. Do các tiểu thương kinh doanh không đều đặn, hay thay đổi nên việc thu nợ hàng ngày của ngân hàng gặp khó khăn. Tuy nhiên, Chi nhánh có thể sẽ triển khai lại chương trình này với quy mô lớn khi mà việc quy hoạch lại lô sạp bài bản và ổn định hơn.
Một số sạp hàng (trước đây có quan hệ với ngân hàng), sau khi trả hết nợ, vì thiếu vốn họ lại tìm đến tín dụng “đen”. Tuy vốn vay không nhiều, chừng vài chục triệu đồng, nhưng rõ ràng nhu cầu về vốn kinh doanh đối với tiểu thương không bao giờ ngừng tăng.
Ngoài tín dụng “đen”, loại hình dịch vụ cầm đồ bản chất cũng là cho vay ngoài luồng với mức lãi suất từ 6% đến 10%/tháng. Đến loại hình này buộc người vay phải có tài sản cầm cố. Khách hàng thường là những đối tượng dính đến số đề, bài bạc, hay nợ nần… Theo lời một chủ hiệu cầm đồ, người ta làm ăn không ra gì mới tìm đến vay nặng lãi, chứ ngon lành, có cơ sở, họ đã đến ngân hàng. Do đó, nhiều chủ vay bị đứt vốn vì dính phải một số hợp đồng của khách hàng dỏm. Người làm ăn có vốn lớn sẽ là cơ hội để cấn nợ tài sản, rồi sau đó đem bán tiếp kiếm lời. Sở dĩ, tài sản cầm đồ thường được vay với giá trị chỉ bằng khoảng 1/3.
Tín dụng “đen” biết là lãi suất cắt cổ, rủi ro nhưng nhiều người phải chấp nhận vì đây có lẽ là con đường cuối cùng để họ giải quyết vấn đề tiền bạc. Lãi mẹ đẻ lãi con, số nợ ngày một lớn không còn khả năng thanh toán, khiến người vay vào bước đường cùng là phá sản. Rõ ràng, tín dụng “đen” luôn tồn tại trong đời sống như là một sự cứu cánh tức thì của một số nhóm người trong xã hội. Cũng chính từ tín dụng “đen”, nạn giang hồ đòi nợ ăn theo, đã gây không ít vụ mất trật tự an ninh xã hội trên địa bàn thời gian qua.
Khát vốn, tiểu thương tìm đến tín dụng “đen”
Những hộ dân buôn bán ở Trung tâm Thương mại Pleiku, tỉnh Gia Lai được xem là những người tiếp cận nhanh nhất và nhiều nhất loại hình cho vay nặng lãi, từ vay trả góp, đến vay trả lãi ngày, lãi tháng… Chị Ng. buôn bán quần áo ở tầng 2 Trung tâm Thương mại vì cần tiền lấy hàng nên chị đã ngỏ ý vay 70 triệu đồng của một người chuyên cho vay trong vòng 2 tháng. Lãi suất ngầm được thỏa thuận là 6%/tháng, trong khi món vay tín chấp đáo hạn ngân hàng trước đó lãi suất chỉ là 1,8%/tháng. Chị cho biết phải chấp nhận vay vì cần vốn làm ăn nhưng lúc này ngân hàng lại không cho vay.
Ảnh: K.N.B |
Theo tìm hiểu, hình thức cho vay ngoài luồng tồn tại ở chợ từ rất lâu. Người này tiếp cận vay rồi lại giới thiệu cho người khác, nên cũng thành thói quen. Chính đó nên nó càng nở rộ khoảng 2 năm gần đây. Ngoài vay tính lãi hàng tháng, phổ biến ở các chợ vẫn là vay trả góp hàng ngày. Là một người có tiếng tăm trong lĩnh vực cho vay trả tiền góp, L. (ở phường Ia Kring) được mọi người ở Trung tâm Thương mại Pleiku cho là thâm niên khi tuổi đời mới chừng 34, mà trong nghề đã mười mấy năm. Hàng ngày, cứ đến chiều, L. mang túi xách rảo khắp các sạp hàng trong chợ để thu tiền.
Một số tiểu thương ở đây cho biết, L. có vốn khá lớn, cho vay dàn trải, sạp hàng nào có nhu cầu về vốn là đồng ý, chứ không như những chủ vay khác chỉ cho những khách quen. Nhiều người cho biết sở dĩ “mạnh tay” là nhờ… bảo kê ngay ở trong chợ, nên không ai dám xù. Cứ đưa ban đầu cho người vay 10 triệu đồng thì mỗi ngày sẽ thu 360 ngàn đồng trong vòng 1 tháng. Tính ra lãi suất là 8%/tháng, đây được cho là giá “chuẩn” trong giới đưa tiền góp áp dụng khi tín chấp.
Ở Trung tâm Thương mại Pleiku có đến hàng chục người kinh doanh nghề này. Tìm hiểu được biết, chủ vay nào ít cũng có khoảng 10 con nợ, có người có gần cả trăm con nợ. Ngược lại, nhiều chủ sạp hàng làm con nợ của 5 đến 7 đối tượng ngoài nguồn vay ngân hàng vì lãi suất cao đến chóng mặt nên lợi nhuận kinh doanh có khi chỉ đủ trả lãi. Nhiều khi chẳng phải vay để làm ăn, mà vay để đắp đầu này bù đầu kia.
“Sống khỏe” khi tín dụng ngân hàng co hẹp
Các ngân hàng hạn chế cho vay thời gian qua đã làm cho luồng vốn từ tín dụng “đen” có cơ hội bùng phát mạnh hơn. Tín dụng “đen” len lỏi từ thành thị đến nông thôn, từ kinh doanh đến cả sản xuất, ngày càng có quy mô lớn, rộng khắp. Ngay cả khi tín dụng ngân hàng “phủ sóng” đến từng sạp hàng kinh doanh trong chợ, tín dụng “đen” vẫn ngang nhiên “tung hoành” và “sống khỏe”. Bởi lẽ, vay ngoài rất dễ dàng, cần bao nhiêu cũng có, có khi chỉ cần có mối quan hệ là có thể cho vay ngay, chẳng cần thủ tục gì!
Bà Võ Thị Nhược Thủy-Giám đốc Chi nhánh Sacombank Gia Lai cho biết: Chương trình cho vay tín chấp trả góp hàng ngày cho các tiểu thương buôn bán ở chợ đã tạm dừng. Dư nợ bình quân lúc cho vay là 20 triệu đồng/sạp. Thời điểm đó, thấy không hiệu quả nên dư nợ cũng bị hạn chế, lúc cao điểm nhất cũng chưa đầy 1 tỷ đồng. Còn chương trình cho vay các tiểu thương bằng hình thức thế chấp vẫn đang áp dụng. Do các tiểu thương kinh doanh không đều đặn, hay thay đổi nên việc thu nợ hàng ngày của ngân hàng gặp khó khăn. Tuy nhiên, Chi nhánh có thể sẽ triển khai lại chương trình này với quy mô lớn khi mà việc quy hoạch lại lô sạp bài bản và ổn định hơn.
Một số sạp hàng (trước đây có quan hệ với ngân hàng), sau khi trả hết nợ, vì thiếu vốn họ lại tìm đến tín dụng “đen”. Tuy vốn vay không nhiều, chừng vài chục triệu đồng, nhưng rõ ràng nhu cầu về vốn kinh doanh đối với tiểu thương không bao giờ ngừng tăng.
Ngoài tín dụng “đen”, loại hình dịch vụ cầm đồ bản chất cũng là cho vay ngoài luồng với mức lãi suất từ 6% đến 10%/tháng. Đến loại hình này buộc người vay phải có tài sản cầm cố. Khách hàng thường là những đối tượng dính đến số đề, bài bạc, hay nợ nần… Theo lời một chủ hiệu cầm đồ, người ta làm ăn không ra gì mới tìm đến vay nặng lãi, chứ ngon lành, có cơ sở, họ đã đến ngân hàng. Do đó, nhiều chủ vay bị đứt vốn vì dính phải một số hợp đồng của khách hàng dỏm. Người làm ăn có vốn lớn sẽ là cơ hội để cấn nợ tài sản, rồi sau đó đem bán tiếp kiếm lời. Sở dĩ, tài sản cầm đồ thường được vay với giá trị chỉ bằng khoảng 1/3.
Tín dụng “đen” biết là lãi suất cắt cổ, rủi ro nhưng nhiều người phải chấp nhận vì đây có lẽ là con đường cuối cùng để họ giải quyết vấn đề tiền bạc. Lãi mẹ đẻ lãi con, số nợ ngày một lớn không còn khả năng thanh toán, khiến người vay vào bước đường cùng là phá sản. Rõ ràng, tín dụng “đen” luôn tồn tại trong đời sống như là một sự cứu cánh tức thì của một số nhóm người trong xã hội. Cũng chính từ tín dụng “đen”, nạn giang hồ đòi nợ ăn theo, đã gây không ít vụ mất trật tự an ninh xã hội trên địa bàn thời gian qua.
Thảo Nguyên