Giá dầu thế giới
Lúc 6h ngày 29/9, giá dầu Brent giao dịch ở mức 72,45 USD/thùng, tăng 0,53%, tương đương tăng 0,38 USD/thùng, còn giá dầu WTI giao dịch ở mốc 68,64 USD/thùng, tăng 0,75%, tương đương tăng 0,51 USD/thùng so với phiên giao dịch liền trước.
Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường dầu mỏ đang chịu tác động của nhiều yếu tố trái chiều.
Cụ thể, mặc dù ngân hàng trung ương Trung Quốc quyết định hạ lãi suất và căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đã hỗ trợ giá dầu tăng nhưng nhiều yếu tố khác đang hạn chế đà tăng của giá dầu như:
Chính sách năng lượng của các nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới là OPEC+ đang có kế hoạch tăng sản lượng, trong khi Ả Rập Xê-út và Libya cũng có động thái tăng sản xuất. Điều này có thể làm tăng nguồn cung dầu trên thị trường toàn cầu.
Một yếu tố khác là tình hình kinh tế vĩ mô cũng làm ảnh hưởng đến giá dầu, trong đó nền kinh tế Mỹ có tín hiệu tăng trưởng tích cực và khả năng Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất trong thời gian tới có thể hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ dầu, nhưng cũng đồng nghĩa với việc đồng đô la Mỹ mạnh lên, gây áp lực lên giá dầu tính bằng các đồng tiền khác.
Cũng theo các nhà phân tích, việc OPEC+ dự định tăng nguồn cung dầu từ tháng 12 tới có thể sẽ tác động đến giá dầu và có thể kéo giá dầu đi xuống.
Giá xăng dầu trong nước
Trong kỳ điều hành ngày 26/9, giá xăng E5 RON92 tăng 679 đồng/lít, không cao hơn 19.620 đồng/lít. Giá xăng RON95 tăng 756 đồng/lít, lên 20.518 đồng/lít.
Giá dầu diesel tăng 463 đồng/lít, không cao hơn 17.506 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 322 đồng/lít, không cao hơn 17.873 đồng/lít và giá dầu mazut tăng 531 đồng/kg, không cao hơn 15.357 đồng/kg.
Trong kỳ điều hành này, cơ quan chức năng tiếp tục không trích lập, không chi sử dụng quỹ bình ổn giá đối với tất các mặt hàng. Như vậy đã nhiều kỳ liên tiếp cơ quan chức năng không tác động đến quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Tính từ đầu năm 2024 đến nay, giá xăng trong nước đã trải qua 38 phiên điều chỉnh, trong đó có 19 phiên giảm, 16 phiên tăng và 4 phiên tăng giảm trái chiều.
Theo PHẠM DUY (VTC News)