Bạn đọc

Góc nhìn mới về bảo hiểm bắt buộc xe máy: Tăng quyền lợi, giảm tranh cãi khi va chạm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tai nạn giao thông vẫn luôn nằm ở mức cao tại nước ta, gây ra nhiều thiệt hại cho nạn nhân lẫn chủ xe, giải pháp phòng ngừa rủi ro từ tai nạn giao thông là mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới. Một trong những điểm tích cực nhất cần nhìn nhận là chính sách này sẽ giúp các chủ xe hành xử ôn hòa, văn minh hơn khi xảy ra va chạm trên đường với tâm lý “không cần tranh cãi, đã có bảo hiểm lo”.
 

Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong năm 2021, tai nạn giao thông ở Việt Nam đã giảm cả 3 tiêu chí: số vụ, số người chết và số người bị thương. Kết quả này là do cả nước vừa trải qua các đợt giãn cách xã hội để phòng-chống dịch Covid-19 nên mật độ giao thông giảm, dẫn đến số vụ tai nạn giảm theo. Tuy nhiên, ở một số tỉnh như Quảng Bình, Thái Bình, Điện Biên, Quảng Trị, Tiền Giang, Sóc Trăng, Gia Lai, Kiên Giang, Hậu Giang…, số vụ tai nạn vẫn tăng.
 

Tai nạn giao thông vẫn luôn nằm ở mức độ cao tại nước ta, gây ra nhiều thiệt hại cho nạn nhân lẫn chủ xe.
Tai nạn giao thông vẫn luôn nằm ở mức độ cao tại nước ta, gây ra nhiều thiệt hại cho nạn nhân lẫn chủ xe.


Tai nạn giao thông là điều không ai mong muốn, nhưng để lại những hậu quả cũng như di chứng lớn, lâu dài cả về con người và vật chất. Điều gì xảy ra khi chủ xe không đủ điều kiện tài chính để bồi thường cho nạn nhân do trách nhiệm của họ gây ra? Trong nhiều trường hợp, người gây tai nạn không có khả năng bồi thường thiệt hại cho nạn nhân dẫn đến bế tắc, một bên không còn tâm trí để làm việc, một bên bị mất sức lao động, gia đình không còn chỗ dựa, làm nảy sinh nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng lớn đến công bằng an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, nhiều chủ xe sau khi gây ra tai nạn còn bỏ chạy và trong nhiều trường hợp cơ quan chức năng không thể tìm ra họ. Đó là lý do Nhà nước quy định bắt buộc tất cả các chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm TNDS nhằm tạo ra cho xã hội một quỹ tài chính bình ổn dân sinh để đảm bảo mọi nạn nhân do xe cơ giới gây ra trong mọi trường hợp đều được bồi thường đầy đủ đến một mức nhất định.

Ngoài ra, khi người dân tham gia bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới thì hành vi của những người điều khiển xe cơ giới sẽ thực hiện thương lượng, trao đổi với nhau khi va chạm phương tiện giao thông cũng sẽ thay đổi. Chủ xe sẽ cảm thấy an tâm “chỉ cần gọi bảo hiểm, đã có bảo hiểm lo” nên tránh được những tranh cãi dẫn đến hậu quả không đáng có. Đây chính là sự nhân văn của chính sách này bên cạnh việc bù đắp nhanh chóng cho nạn nhân bị thiệt hại.

 

 



Theo quy định hiện hành, mức phí bảo hiểm được quy định khá thấp, chỉ bằng 1-2 bữa ăn sáng bình dân. Mức phí hiện nay đối với xe máy, xe máy điện là 55.000 hoặc 60.000 (tùy theo loại xe, chưa bao gồm VAT). Đối với ô tô mức thấp nhất là 437.000. Tuy nhiên, quyền lợi bồi thường rất lớn so với phí bảo hiểm. Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15-1-2021 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới quy định thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hợp lệ và không quá 30 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm.

Mức phí nhỏ nhưng mức bảo vệ tài chính dành cho chủ xe và bên thứ ba rất lớn, lên đến 150 triệu đồng/người/vụ đối với thiệt hại về người. Còn đối với thiệt hại về tài sản, con số bồi thường tối đa là 50 triệu đồng/vụ đối nếu là tai nạn do xe máy gây ra và 100 triệu đồng/vụ nếu là đối với xe máy.

 

 


Trước đây, nhiều chủ xe máy thường bỏ quên việc mua bảo hiểm bắt buộc vì nhiều lý do, như không thể thu xếp thời gian đến văn phòng hay điểm giao dịch của các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, khó khăn này đã được tháo gỡ kể từ ngày 1.3.2021, người mua bảo hiểm bắt buộc ô tô, xe máy có thể được cấp Giấy chứng nhận điện tử. Hiện nhiều doanh nghiệp đã triển khai cung cấp loại hình giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử cho người mua bên cạnh thẻ giấy truyền thống.


KIM CHI
 

Có thể bạn quan tâm