TN - Đất & Người

Grab triển khai dịch vụ GrabMart tại Buôn Ma Thuột, Huế, Đà Lạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 10/9, Grab Việt Nam công bố triển khai dịch vụ GrabMart tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) và TP Huế (Thừa Thiên – Huế).

Grab triển khai dịch vụ GrabMart tại Buôn Ma Thuột, Huế, Đà Lạt. Ảnh: Grab Việt Nam
Grab triển khai dịch vụ GrabMart tại Buôn Ma Thuột, Huế, Đà Lạt. Ảnh: Grab Việt Nam
Như vậy, kể từ khi ra mắt vào tháng 3/2020, đến nay, dịch vụ GrabMart đã không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động, và hiện có mặt tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nước. Sự mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa mà vẫn đảm bảo an toàn cho người dùng trong bối cảnh dịch bệnh, giúp các đối tác cửa hàng duy trì và cải thiện hoạt động kinh doanh, đồng thời gia tăng cơ hội thu nhập cho các đối tác tài xế trong mùa dịch. Nỗ lực này cũng đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy mua sắm trực tuyến và chuyển đổi số theo định hướng Chính phủ.
Bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam, cho biết: “Mua sắm hàng hóa trực tuyến đang là lựa chọn của rất nhiều người tiêu dùng khi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Chúng tôi rất vui mừng khi nền tảng GrabMart đang đáp ứng hiệu quả nhu cầu mua sắm thực phẩm, hàng hóa thiết yếu trong giai đoạn hiện nay.
Với việc mở rộng dịch vụ, chúng tôi mong muốn tiếp tục phục vụ người dùng tốt hơn, góp phần duy trì chuỗi cung ứng và lưu thông hàng hóa, đồng thời hỗ trợ Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế và an sinh xã hội thông qua ứng dụng nền tảng công nghệ của Grab”.
Trong bối cảnh giãn cách xã hội đang được áp dụng tại nhiều tỉnh thành nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh, hình thức mua hàng trực tuyến qua các nền tảng công nghệ được nhiều địa phương khuyến khích. Người dùng tại Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Huế không chỉ có thêm kênh mua sắm thuận tiện với thời gian giao hàng nhanh chóng, chi phí tiết kiệm, đồng thời có thể yên tâm tuân thủ các quy tắc an toàn dịch bệnh cùng dịch vụ GrabMart.
Các đối tác cửa hàng tại địa phương cũng có thêm cơ hội gia tăng doanh thu, tiếp cận tập người dùng mới và cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, đối tác tài xế cũng có cơ hội gia tăng thu nhập khi thực hiện nhiều đơn giao hàng hơn. Trước đó, GrabMart đã đi vào hoạt động và mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho người dùng và các đối tác tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Bình Dương và Đồng Nai.

GrabMart hiện là nền tảng kinh doanh trực tuyến tin cậy của các đối tác bán lẻ uy tín. Ảnh: Grab
GrabMart hiện là nền tảng kinh doanh trực tuyến tin cậy của các đối tác bán lẻ uy tín. Ảnh: Grab
GrabMart hiện là nền tảng kinh doanh trực tuyến tin cậy của các đối tác bán lẻ uy tín từ các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm lớn, cửa hàng tiện lợi đến các cửa hàng nhỏ lẻ, tiệm tạp hóa, chợ truyền thống. Mạng lưới đối tác của GrabMart không ngừng được mở rộng, đảm bảo nguồn hàng dồi dào phục vụ đa dạng nhu cầu mua sắm của người dùng. Bên cạnh đó, hình thức giao hàng không tiếp xúc và thanh toán không tiền mặt giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19 qua các tiếp xúc vật lý.
Được triển khai tại Việt Nam từ tháng 3/2020, dịch vụ đi chợ hộ GrabMart đáp ứng kịp thời, nhanh chóng nhu cầu mua sắm hàng hóa trực tuyến tăng cao, đặc biệt khi dịch bệnh bùng phát. Vừa qua, Grab đã phối hợp với UBND TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) triển khai hình thức “đi chợ hộ" thông qua GrabMart cho người dân trên địa bàn và đã được đón nhận nồng nhiệt, giúp đảm bảo nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu trong thời điểm giãn cách xã hội.
Theo dữ liệu của Grab, khi TP Hồ Chí Minh bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, từ ngày 9/7/2021 đến ngày 22/7/2021, tổng số lượng đơn hàng của GrabMart đạt mức tăng trưởng 3 con số, số lượng đối tác cửa hàng mới tham gia nền tảng tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ tháng trước. Các mặt hàng được đặt mua nhiều nhất trên GrabMart trong giai đoạn này là thịt, mì ăn liền, bánh mì…
Theo PV (Dân Việt)
https://danviet.vn/grab-trien-khai-dich-vu-grabmart-tai-buon-ma-thuot-hue-da-lat-20210910101435703.htm

Có thể bạn quan tâm