Thời sự - Sự kiện

Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát đấu thầu, cung ứng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Chiều 1-8, đoàn giám sát do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn có buổi giám sát “Việc đấu thầu, cung ứng thuốc thuộc danh mục được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán của các cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh quản lý giai đoạn 2021-2024” tại bệnh viện Đa khoa Gia Lai.

Tham gia đoàn giám sát có các đồng chí: Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Phó Trưởng đoàn giám sát; Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh, Phó Trưởng đoàn giám sát và đại diện lãnh đạo các phòng, ban HĐND tỉnh, các sở, ngành thuộc thành phần đoàn giám sát.

Đoàn giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai giám sát đấu thầu, cung ứng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Bà Ayun H’Bút-Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi giám sát. Ảnh: Như Nguyện

Đoàn giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai giám sát đấu thầu, cung ứng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Bà Ayun H’Bút-Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi giám sát. Ảnh: Như Nguyện

Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện hạng II, có 30 khoa, đơn vị hiện có 153 bác sĩ, tỷ lệ bác sĩ sau đại học chiếm 52,9%. Tổng số danh mục kỹ thuật được phê duyệt là 11.348 danh mục. Bệnh viện được giao nhiệm vụ thực hiện mua thuốc tập trung. Giai đoạn 2021-2022, tỷ lệ sử dụng thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) so với mức đề xuất mua sắm tập trung của đơn vị đạt 72,6% do giai đoạn này tình hình Covid-19 căng thẳng, phức tạp, bệnh viện được giao nhiệm vụ điều trị người bệnh Covid-19 nặng, nguy kịch nên tình hình thu dung bệnh nhân giảm so với các năm trước.

Giai đoạn 2023-2024, tỷ lệ sử dụng thuốc BHYT so với mức đề xuất mua sắm tập trung của đơn vị đạt 60,4% (số liệu mới tính đến 30-6-2024).

Hiện số bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh hơn 90% là bệnh nhân BHYT. Nhìn chung, đơn vị cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu thuốc BHYT của người bệnh, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp người bệnh phải tự mua thuốc. Nguyên nhân do một số thuốc thông qua các đợt đấu thầu tập trung cấp địa phương tại bệnh viện không có kết quả trúng thầu.

Một số nhà thầu cung ứng gián đoạn, nhỏ giọt hoặc không cung ứng do nhà thầu chưa có hàng, hoặc do bệnh viện thanh toán cho nhà thầu chưa đúng thời gian quy định dẫn đến một số thuốc thực hiện không đúng tiến độ hồ sơ mời thầu, bác sĩ phải thay thế thuốc điều trị; trường hợp không có thuốc thay thế bệnh nhân phải tự túc.

Đoàn giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai kiểm tra việc cấp thuốc BHYT cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: Như Nguyện

Đoàn giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai kiểm tra việc cấp thuốc BHYT cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: Như Nguyện

Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tại địa phương đối với các thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất gặp khó khăn do các thuốc này phải quản lý chặt chẽ, có ít hoặc không có nhà thầu tham dự, phải tổ chức đấu thầu rất nhiều lần, mất thời gian và ảnh hưởng đến công tác chuyên môn. Bên cạnh đó, công chức làm công tác đấu thầu vừa làm công tác chuyên môn, vừa làm thầu nên còn nhiều khó khăn.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh kiến nghị Bộ Y tế bổ sung vào danh mục đấu thầu tập trung cấp Quốc gia đối với các thuốc gây nghiện, hướng thần, tìền chất, góp phần tạo thuận lợi trong việc chủ động mua sắm tốt tại các cơ sở y tế; nhanh chóng bổ sung, cập nhật danh mục thuốc thuộc BHYT chi trả, đặc biệt là các thuốc biệt dược gốc nhằm tăng quyền lợi được hưởng của người có thẻ BHYT cũng như nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh. Thuốc biệt dược gốc chưa có trong danh mục, đề nghị có cơ chế cho bệnh viện mua.

Đoàn giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai kiểm tra việc bảo quản thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: Như Nguyện
Đoàn giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai kiểm tra việc bảo quản thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: Như Nguyện

Đề nghị Bộ Y tế khi cập nhật phác đồ mới/khuyến cáo mới, cần có cơ chế cho mua sắm/cơ chế cho bệnh nhân mua…Các hướng dẫn về điều trị từng mặt bệnh cần rõ ràng theo hướng có lợi cho bệnh nhân, cải thiện được chất lượng điều trị, tránh tình trạng bị xuất toán.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh đề nghị Sở Y tế tạo điều kiện tập huấn, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn trong đấu thầu thuốc cho các cơ sở y tế trên địa bàn; trực tiếp giải quyết, hướng dẫn các thắc mắc trong quá trình đấu thầu. Tại buổi giám sát, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận làm rõ những vấn đề về việc đấu thầu, cung ứng thuốc, khám chữa bệnh BHYT.

Ông Trương Văn Đạt- Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Phó Trưởng đoàn giám sát phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Như Nguyện

Ông Trương Văn Đạt- Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Phó Trưởng đoàn giám sát phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Như Nguyện

Qua nghe báo cáo và các ý kiến, đề xuất, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát Ayun H’Bút đề nghị Bệnh viện Đa khoa tỉnh bổ sung nội dung báo cáo, nhất là các ý kiến trao đổi tại buổi giám sát. Đề nghị Bệnh viện tiếp tục tăng cường trách nhiệm, nâng cao năng lực quản lý điều hành, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch danh mục thuốc trong đấu thầu, mua sắm sát tình hình thực tế; rà soát, giải quyết hiệu quả tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế; chủ động trong việc đấu thầu đối với các gói thầu nhỏ lẻ, ít… không để thiếu thuốc.

Đơn vị tiếp tục xây dựng kế hoạch cũng như có giải pháp thực hiện tự chủ tài chính bệnh viện hiệu quả. Đối với những kiến nghị đề xuất mà đơn vị nêu ra cần kịp thời bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo và gửi về đoàn giám sát để đoàn có kiến nghị đề xuất với Sở Y tế trong buổi giám sát tới

Có thể bạn quan tâm