Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Israel không thể loại bỏ hoàn toàn Hamas

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Đó là khẳng định của Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian trong bài phát biểu tại cuộc họp của Liên Hợp Quốc ngày 12/12. Ngoại trưởng Iran nói "Israel và Mỹ không bao giờ loại bỏ được Hamas".
Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian. Ảnh: Reuters

Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian. Ảnh: Reuters

Ông Amirabdollahian nói thêm, Hamas sẽ chỉ trao trả các con tin nếu Israel đưa ra một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột.

Trong một cuộc họp khác với những người đồng cấp tới từ các nước Trung Đông, Ngoại trưởng Iran cho biết: "Tất cả các bộ trưởng trong cuộc họp đều đồng ý rằng các cuộc tấn công của Israel vào Dải Gaza cần phải dừng lại ngay lập tức".

"Cửa khẩu biên giới Rafah phải được mở để viện trợ nhân đạo được đưa tới mọi nơi ở Gaza. Đồng thời, việc buộc người dân Gaza rời khỏi nơi ở của họ phải dừng lại", ông Amirabdollahian nói thêm.

Cùng ngày, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng Israel được Mỹ ủng hộ loại bỏ Hamas và giải cứu các con tin, nhưng thừa nhận Ten Aviv và Mỹ bất đồng quan điểm về việc ai sẽ kiểm soát Dải Gaza hậu xung đột.

Nhấn mạnh sự không ủng hộ việc chính quyền Palestine do phương Tây hậu thuẫn dưới thời Tổng thống Mahmoud Abbas trở lại nắm quyền ở Dải Gaza, ông Netanyahu tuyên bố "Gaza sẽ không do Hamas hay những người theo phe của ông Abbas kiểm soát hậu xung đột".

"Tôi muốn nói rõ quan điểm của mình: Tôi sẽ không để Israel lặp lại sai lầm ở Oslo", Thủ tướng Israel nói mà không đề cập đến sai lầm nào.

Hiệp định Oslo năm 1993 thiết lập quyền tự trị hạn chế của người Palestine ở Bờ Tây và Dải Gaza.

Hamas là phong trào Hồi giáo nắm quyền kiểm soát Dải Gaza sau cuộc bầu cử hợp pháp vào năm 2007. Nhánh quân sự của Hamas là lữ đoàn al-Qassam. Lực lượng này trỗi dậy mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Mohammed Deif.

Theo đánh giá của Viện Brookings có trụ sở ở Mỹ, mặc dù đã 4 lần giao tranh với Israel và cuộc xung đột nổ ra ngày 7/10 là lần thứ 5, Hamas thực tế tập trung nguồn lực nhiều hơn để chèn ép các phe phái đối lập Palestine.

Áp lực từ Israel, sự cô lập của quốc tế và những khó khăn ở Dải Gaza luôn khiến Hamas có thể sụp đổ. Tuy nhiên, Israel cũng có lợi ích khi để Hamas tồn tại bởi nếu không có tổ chức theo đường lối cứng rắn này, tình hình ở Gaza có thể còn trở nên bất ổn hơn, các chuyên gia của Viện Brookings nhận định.

Theo Viện Brookings, Israel không muốn loại bỏ hoàn toàn Hamas và trực tiếp nắm quyền kiểm soát Dải Gaza ,vì đây là nhiệm vụ phức tạp.

Có thể bạn quan tâm