Kinh tế

2 Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai và TP. Hồ Chí Minh:

Kết nối, tiêu thụ sản phẩm, phát triển vùng trồng sâm và cây dược liệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 27-1, tại Trường Sinh Group, Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình hỗ trợ kết nối, liên kết tiêu thụ sản phẩm, phát triển vùng trồng sâm và cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Các đại biểu tham quan sản phẩm sâm Ngọc Linh rừng và sâm Ngọc Linh Lai Châu. Ảnh: Lê Nam

Các đại biểu tham quan sản phẩm sâm Ngọc Linh rừng và sâm Ngọc Linh Lai Châu. Ảnh: Lê Nam

Về phía đoàn công tác TP. Hồ Chí Minh có ông Nguyễn Hữu Hoài Phú-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm trưởng đoàn. Đi cùng đoàn có đại diện các sở, ngành: Văn hóa và Thể thao; Kế hoạch và Đầu tư; Ngoại vụ: Tài chính; Công thương; Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao; Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh

Về phía tỉnh Gia Lai có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh cùng đại diện lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh, Công ty TNHH Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh và một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh chương trình hỗ trợ kết nối, liên kết tiêu thụ sản phẩm, phát triển vùng trồng sâm và cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ảnh: Lê Nam

Quang cảnh chương trình hỗ trợ kết nối, liên kết tiêu thụ sản phẩm, phát triển vùng trồng sâm và cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ảnh: Lê Nam

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh-cho biết: Gia Lai là tỉnh miền núi, có nguồn dược liệu tự nhiên phong phú, đa dạng về chủng loại, Cụ thể, có 573 loài dược liệu thuộc 135 họ, trong đó có 21 loài cây dược liệu là thực vật quý hiếm được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam, có 30 loài cây dược liệu chính được sử dụng rộng rãi, có giá trị kinh tế cao như: sa nhân, đương quy, đẳng sâm, mật nhân, hà thủ ô đỏ, lan kim tuyến... Hiện nay, tổng diện tích (bao gồm thống kê dược liệu dưới tán rừng và trồng dược liệu trên đất nông nghiệp) có gần 4.000 ha. Thời gian qua, từ kết quả trồng khảo nghiệm, khảo sát, nghiên cứu về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của các địa phương, có thể chọn vùng phát triển dược liệu tập trung gắn với khai thác tài nguyên bản địa, mỗi xã một sản phẩm ở các địa phương có tiềm năng, lợi thế và phát triển dược liệu, như: Kbang, Đak Đoa, Mang Yang, Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông, Ia Pa, thị xã An Khê và các tiểu vùng sinh thái khác ở các địa phương trong tỉnh có điều kiện thuận lợi cho phát triển dược liệu. Mục tiêu của tỉnh Gia Lai phấn đấu đến năm 20230 phát triển được 10.000 ha dược liệu.

Ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với đoàn công tác TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Lê Nam

Ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với đoàn công tác TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Lê Nam

Ông Phan Thanh Thiên-Tổng Giám đốc Trường Sinh Group chia sẻ: Trường Sinh Group là một trong những công ty tiên phong trong nghiên cứu khoa học y dược, sản xuất thành công các sản phẩm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Năm 2019 Trường Sinh xây dựng thành công “Cụm nhà máy chế biến dược liệu, thực phẩm Trường Sinh” theo chuỗi giá trị liên kết tuần hoàn, từ nông dân đến người tiêu dùng và ngược lại. Hiện tại, nhà máy sản xuất ra các thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dược phẩm; các dòng sản phẩm nước thảo dược; sản phẩm rượu bổ, rượu mạnh chiết xuất thảo dược và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, tận dụng xác dược liệu để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học tạo thành một chuỗi sản xuất khép kín tuần hoàn. Đặc biệt, năm năm 2023 Trường Sinh Group đã hợp tác với một số đơn vị thực hiện dự án nuôi trồng sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu tại Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu); dự án nuôi trồng đẳng sâm tại Gia Lai. Với mong muốn tạo dựng được một cộng đồng kết nối cung, cầu những người yêu quý và mong muốn được đầu tư, sử dụng “Sâm Ngọc Linh thật-quốc bảo Việt Nam”, Trường Sinh hiện là đầu mối kết nối, liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa các vườn sâm. Thông qua chương trình kết nối lần này, Công ty Trường Sinh Group rất mong muốn sẽ có cơ hội hợp tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm dược liệu cho bà con nông dân, qua đó phát triển mạnh vùng nguyên liệu dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Ông Nguyễn Hữu Hoài Phú-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh: "Chúng tôi sẽ nghiên cứu để triển khai hỗ trợ kết nối, liên kết tiêu thụ sản phẩm, phát triển vùng trồng sâm và cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai". Ảnh: Lê Nam

Ông Nguyễn Hữu Hoài Phú-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh: "Chúng tôi sẽ nghiên cứu để triển khai hỗ trợ kết nối, liên kết tiêu thụ sản phẩm, phát triển vùng trồng sâm và cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai". Ảnh: Lê Nam

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hữu Hoài Phú-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh cho biết: Sau khi Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Festival Sâm Ngọc Linh-Kon Tum, Việt Nam lần thứ I-2024 tại tỉnh Kon Tum, TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức lễ hội sâm, hương liệu và dược liệu quốc tế. Đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến có cơ hội giao lưu, kết nối tiêu thụ dược liệu. Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh cam kết sẽ phối hợp với tỉnh Gia Lai trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm dược liệu thông qua các sự kiện thành phố sẽ tổ chức trong năm 2024. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh và Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai sẽ nghiên cứu để triển khai hỗ trợ kết nối, liên kết tiêu thụ sản phẩm, phát triển vùng trồng sâm và cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm