Chính trị

Tin tức

Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã khai mạc sáng 20-5, tại Tòa nhà Quốc hội Ba Đình (Hà Nội). Tham dự kỳ họp có đông đủ các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, đại diện các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế... và gần 500 vị đại biểu Quốc hội.

Trước khi chính thức bắt đầu kỳ họp, các vị đại biểu đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đến đặt vòng hoa.

 

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước giờ khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước giờ khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII.

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, tiếp tục đà phát triển của đất nước, năm tháng đầu năm nay, kinh tế - xã hội nước ta có nhiều chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối kinh tế lớn được bảo đảm; tăng trưởng có mức phục hồi rõ rệt, thu ngân sách đạt khá, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, lãi suất tiếp tục giảm; an sinh xã hội, các chính sách giảm nghèo được quan tâm triển khai đồng bộ; quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững... Đặc biệt, việc Việt Nam tổ chức thành công Đại hội đồng liên minh nghị viện Thế giới (IPU-132) với chủ đề “Các mục tiêu phát triển bền vững: biến lời nói thành hành động” đã góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại giao nghị viện, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đánh dấu tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước.

“Năm 2015 là năm “về đích” trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đã được Đại hội Đảng lần thứ XI và Quốc hội khóa XIII xác định và tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng. Trong bối cảnh tình hình chính trị thế giới còn diễn biến phức tạp, kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn, trước những thách thức và vận hội, cơ hội mới của đất nước, kỳ họp thứ 9 có vị trí đặc biệt quan trọng để chúng ta nhìn lại chặng đường phát triển vừa qua, đánh giá đúng thực trạng tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tư pháp và các mặt công tác khác; xác định những việc cần làm ngay, những việc cần tiếp tục hoàn thành trong năm 2015 và chặng đường còn lại của kế hoạch 5 năm; phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế-xã hội mà Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc kỳ họp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc kỳ họp.

Điểm lại những nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự của kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, phát huy trí tuệ, tập trung nghiên cứu, thảo luận dân chủ, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng vào các nội dung kỳ họp, đáp ứng lòng mong đợi của đồng bào và chiến sĩ cả nước.


Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 6,2% hoặc cao hơn

Tiếp tục chương trình nghị sự buổi sáng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đọc Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015.

13/14 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nỗ lực và thống nhất cao của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành tập trung, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự giám sát có hiệu quả của Quốc hội, các cơ quan của Ọuốc hội và của các đại biếu Quốc hội, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước năm 2014 đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

“Kinh tế vĩ mô ốn định, lạm phát được kiếm soát, tăng trưởng được phục hồi trong hầu hết các ngành, lĩnh vực; tăng trưởng GDP cao hơn hai năm trước, sau 4 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 thì năm 2014 là năm đầu tiên có mức tăng trưởng vượt mục tiêu đề ra. Cụ thể, trong tống số 14 chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội giao có 10 chỉ tiêu đạt cao hơn so với số ước thực hiện đã báo cáo Quốc hội, không có chỉ tiêu nào thấp hơn so với số đã báo cáo Quốc hội. So với kế hoạch năm 2014, có 13/14 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra. Chỉ có 1 chỉ tiêu không đạt kế hoạch là tỷ lệ lao động qua đào tạo”, ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết.

Phó Thủ tướng cũng thẳng thắn nhìn nhận, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới. Việc triến khai nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế còn chậm, chất lượng, hiệu quả chưa cải thiện nhiều. Cân đối ngân sách nhà nước còn khó khăn, cơ cấu chi ngân sách chưa hợp lý. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là về thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh.

Đáng lưu ý, theo Phó Thủ tướng, chất lượng nguồn nhân lực cải thiện chưa thật rõ nét, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triến. Đời sống của một bộ phận nhân dân ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bị thiên tai còn nhiều khó khăn, kết quả giảm nghèo ở một số nơi chưa thực sự bền vững.

 

Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII.
Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII.

Quý 1-2015: kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp

Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế vĩ mô những tháng đầu năm 2015 tiếp tục ổn định, lạm phát ở mức thấp. Tăng trưởng GDP quý 1-2015 ước đạt 6,03%, là mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua. Chỉ số giá tiêu dùng cùng kỳ tăng thấp, trong đó, lần đầu tiên sau 8 năm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 và tháng 2 (là các tháng trùng với Tết Nguyên đán) giảm so với tháng trước và so với tháng 12 năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức thấp tạo điểu kiện để thực hiện cải cách về giá sản phẩm, dịch vụ công theo cơ chế thị trường, đông thời giảm chi phí đầu vào của các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Tiến độ thu ngân sách nhà nước (NSNN) đạt khả. Tăng trưởng tín dụng tăng, lãi suất giảm; tỷ giá, thị trường ngoại tệ ổn định.

Tuy nhiên, trong quý 1, nền kinh tế cũng còn nhiều khó khăn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển. Xuất khấu giảm nhiều, nhập khẩu tăng cao so với quý I các năm trước; khách quốc tế đến Việt Nam giảm so với cùng kỳ. Tai nạn giao thông, tai nạn lao động còn nhiều vụ nghiêm trọng. Đời sống nhân dân ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các vùng bị thiên tai, hạn hán còn gặp nhiều khó khăn.

Với đà phục hồi tăng trưởng trong quý 1-2015, tình hình kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục ổn định. Tuy nhiên, những khó khăn đối với phát triến kinh tế còn rất lớn; năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh thấp. Đây sẽ là thách thức rất lớn khi thành lập Cộng đồng ASEAN vào cuối năm nay.

Kiên định mục tiêu tăng trưởng 6,2% hoặc cao hơn

Trên cơ sở phân tích tình hình, Chính phủ nhận định, nhiệm vụ đặt ra cho 9 tháng của năm 2015 là rất nặng nề, có ý nghĩa rất quan trọng đến việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2011-2015 và tạo cơ sở cho việc phát triến nhanh, bền vững trong giai đoạn 2016-2020.

Để đạt được các mục tiêu đó, các cấp, các ngành cần tập trung thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ; kiên định các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm, phấn đấu đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2015 ở mức 6,2% hoặc cao hơn.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm