TN - Đất & Người

Khai trương Trung tâm Giáo dục đào tạo trí tuệ nhân tạo và công nghệ đầu tiên tại Trường Đại học Đà Lạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 07/5/2022, tại Trường Đại học Đà Lạt (DLU), Trung tâm Giáo dục đào tạo trí tuệ nhân tạo và công nghệ (AIC) tổ chức Lễ khai trương đầu tiên tại tỉnh Lâm Đồng.


Tham dự buổi Lễ có ông Trần Việt Hùng - Nguyên Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng; ông Vũ Thanh Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT); Tiến sĩ Nguyễn Văn Vinh - Chủ tịch Hội đồng DLU; Tiến sĩ Mai Minh Nhật - Phó Hiệu trưởng DLU; Ông Nguyễn Vĩnh Phúc - Hiệu trưởng Trường Chính trị Lâm Đồng; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở: GDĐT, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa - Thể thao và Du lịch; UBND thành phố Đà Lạt;  các ông: William Hiếu Nguyễn - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình dương (IPPG); Lâm Thành Hiển - Hiệu trưởng Trường Đại học Lạc Hồng; Phạm Đình Trung - Hiệu trưởng Trường Đại học Yersin Đà Lạt; GS, TS Dương Tấn Nhựt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên; đại diện lãnh đạo Viễn thông Lâm Đồng, các trường cao đẳng, trường phổ thông trên địa bàn Đà Lạt và lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc DLU…

 

Các đại biểu cắt băng Khai trương Trung tâm Giáo dục đào tạo trí tuệ nhân tạo và công nghệ- Trường Đại học Đà Lạt
Các đại biểu cắt băng Khai trương Trung tâm Giáo dục đào tạo trí tuệ nhân tạo và công nghệ- Trường Đại học Đà Lạt


 Sau màn trình diễn Robot Yanshee, Chủ tịch Hội đồng trường DLU Nguyễn Văn Vinh đã phát biểu:  Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và có những tác động rất to lớn đến mọi mặt đời sống xã hội, làm thay đổi cán cân quyền lực kinh tế, quân sự, chính trị trong hiện tại và tương lai. Phát triển AI-Robotics được xem là một trong những chìa khóa chiến lược để đột phá trong cuộc Cách mạng này.
 
Tự động hóa làm tăng năng suất lao động và giải phóng con người khỏi những công việc nhàm chán, đơn điệu, ít đòi hỏi trí óc. Đặc biệt là máy móc, robot có thể thay thế con người trong những công việc nguy hiểm, độc hại. Trí tuệ nhân tạo ngoài việc giúp máy móc hoạt động chính xác, thông minh hơn  Trí tuệ nhân tạo còn có thể thay thế hoặc hỗ trợ con người trong các hoạt động đòi hỏi trí óc cao để ra quyết định, chẩn đoán, dự báo… nhờ khả năng tính toán cao, khả năng “bắt chước”, khả năng tích lũy tri thức. AI-Robotics đang dần cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng ta và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghệ đột phá nhất trong 10 năm tới.
 
Nhận thức được tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo đối với tương lai của sự phát triển, hiện nay, các cường quốc đều xây dựng chiến lược phát triển riêng cho AI, lấy đó làm cốt lõi cho sự tăng tốc của nền kinh tế và gia tăng tiềm lực quốc gia. Một trong những nội dung quan trọng của những chiến lược này là xây dựng và triển khai sâu rộng các chương trình đào tạo trí tuệ nhân tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tốt chiến lược phát triển AI. Trong đó, có nhiều quốc gia xây dựng chương trình đào tạo AI một cách khoa học, bài bản cho công dân của mình từ rất sớm, ngay từ lứa tuổi học sinh như Canada, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ.... Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo đối với sự phát triển của đất nước. Chính phủ đã đưa AI-Robotics vào danh mục công nghệ cao, được ưu tiên đầu tư phát triển và chú trọng đặc biệt đến sự phát triển nguồn nhân lực AI và các ứng dụng/triển khai các giải pháp dựa trên nền tảng AI. Trong Quyết định 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Nhận thức được vấn đề này, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) đã sớm xây dựng chuỗi chiến lược phát triển giáo dục AI giai đoạn 2021-2025, nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ nhu cầu chuyển đổi số của đất nước. Trong đó, IPPG đã lựa chọn lựa chương trình quốc tế AI Future Intelligent Manufacture đang được triển khai tại hơn 10 nước tiên tiến trên thế giới để đào tạo, trang bị kiến thức AI cho học sinh, sinh viên một cách bài bản, giúp học sinh, sinh viên tiếp cận với trang thiết bị hiện đại. Tập đoàn và các đơn vị liên kết đã dành nhiều tâm sức, nguồn lực để Việt hóa và thẩm định bộ giáo trình, xây dựng phương pháp, kịch bản giảng dạy chi tiết nhằm giúp học sinh, sinh viên tiếp cận với kiến thức lập trình, kiến thức về AI và robot, và với kiến thức tự nhiên, xã hội và công nghệ một cách tự nhiên, có hệ thống và hiệu quả nhất có thể.


 

 Tham quan mô hình Trung tâm Giáo dục đào tạo trí tuệ nhân tạo và công nghệ- Trường Đại học Đà Lạt
Tham quan mô hình Trung tâm Giáo dục đào tạo trí tuệ nhân tạo và công nghệ- Trường Đại học Đà Lạt


 Đặc biệt, để triển khai giáo dục đào tạo chương trình AI, tập đoàn đã tài trợ xây dựng hệ thống các trung tâm giáo dục đào tạo trí tuệ nhân tạo (AIC) tại một số trường đại học có uy tín của đất nước. Trung tâm AIC-ITP thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đầu tiên, và trung tâm AIC của Trường Đại học Đà Lạt vinh dự là trung tâm thứ hai được triển khai xây dựng và hoàn thành. Phát huy những thành tựu đã đạt được, hiện nay Trường Đại học Đà Lạt đang triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với nhiều mục tiêu, chỉ tiêu ở tầm cao mới, phấn đấu trở thành Đại học Đà Lạt với ít nhất 3 trường thành viên vào năm 2030. Vì vậy, Trung tâm AIC tại Trường Đại học Đà Lạt có các sứ mệnh: Tạo ra một môi trường học tập tích cực giúp phổ cập, cập nhật kiến thức AI-Robotics cho cộng đồng; Khơi dậy niềm yêu thích, đam mê AI-Robotics cho học sinh, sinh viên; Ươm mầm và bồi dưỡng tài năng về AI-Robotics. Bên cạnh đó, AIC còn có sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động hợp tác, nghiên cứu, ứng dụng AI cho tỉnh Lâm Đồng và khu vực, đặc biệt là trong các lĩnh vực mang đặc thù của địa phương nhằm từng bước góp phần xây dựng thành phố thông minh, nông nghiệp thông minh và du lịch thông minh...” Sự ra đời của AI Center là kết quả của những chủ trương và sự quyết tâm của lãnh đạo Nhà Trường, sự nỗ lực của các cán bộ của AIC, sự hỗ trợ, chia sẻ nhiệt tình của các cán bộ nhân viên Trung tâm Giáo dục Đào tạo Trí tuệ nhân tạo của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, sự giúp đỡ và tài trợ quý báu từ Tập đoàn IPPG, bao gồm chi phí chỉnh trang nâng cấp một phần cơ sở vật chất, tài trợ giáo trình, chương trình giảng dạy và toàn bộ các trang thiết bị cần thiết để triển khai chương trình giáo dục AI – Robotics với trị giá hơn 7 tỷ đồng. Đây là những biểu hiện cụ thể nhất về sự tâm huyết phát triển giáo dục AI-Robotics ở Việt Nam của Chủ tịch Johnathan Hạnh Nguyễn cùng những tình cảm, tấm lòng gắn bó rất đáng trân trọng của ông dành cho Trường Đại học Đà Lạt. Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự hỗ trợ của tập đoàn IPPG, sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Lâm Đồng, sự phối hợp, đồng hành của các sở, ban, ngành, cơ sở giáo dục, sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo nhà trường và sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, Trung tâm AIC Trường Đại học Đà Lạt sẽ đi vào hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững, góp phần đưa Trường Đại học Đà Lạt trở thành Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và đào tạo AI hàng đầu của khu vực Tây Nguyên, là nơi góp phần tuyển chọn, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực AI, phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp chuyển đổi số của tỉnh Lâm Đồng, khu vực Tây Nguyên và đất nước”, Tiến sĩ Nguyễn Văn Vinh nhấn mạnh.
 
Đại diện Tập đoàn IPPG, ông William Hiếu Nguyễn - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn đã chia sẻ niềm vui với DLU đã xây dựng được AIC xứng tầm và kỳ vọng sẽ phát triển mạnh trong tương lai. “Sau một năm tích cực phối hợp với Trường Đại học Đà Lạt, triển khai thực hiện, giờ đây chúng ta vui mừng khánh thánh Trung tâm Giáo dục đào tạo AI đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng. Tôi hi vọng rằng, với sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Trường ĐHĐL, sự ủng hộ của UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở GDĐT Lâm Đồng và các ban, ngành của tỉnh; cùng với sự nổ lực và cố gắng không ngừng của tất cả cán bộ, giảng viên, nhân viên, Trung tâm AIC – Đại học Đà Lạt sẽ là nơi khơi mở niềm say mê sáng tạo AI cho thế hệ trẻ, là nơi tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao AI cho khu vực cao nguyên nói riêng và cả nước nói chung”, ông William Hiếu Nguyễn phát biểu. Đại diện lãnh đạo Sở GDĐT Lâm Đồng, Phó Giám đốc Huỳnh Quang Long cũng bày tỏ sự vui mừng khi trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã có một AIC, đây sẽ là điều kiện rất thuận lợi để ngành Giáo dục Lâm Đồng phát triển chiến lượng công nghệ số nói riêng, nhiệm vụ giáo dục nói chung theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo…
 
Các đại biểu đã cắt băng khánh thành AIC Trường Đại học Đà Lạt và tham quan các phòng trưng bày thành quả công nghệ thông tin, xem trình diễn Robot Cruz và Alpha 1E của AIC… 

 

Theo MINH ĐẠO (LĐ online)

Có thể bạn quan tâm