Theo báo cáo của kiểm toán Nhà nước, năm 2010, một số đơn vị bị “đe dọa” tới bảo toàn vốn như: Tcty Lắp máy Việt Nam, Tcty Sông Hồng; Tcty Bưu chính Việt Nam… lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Kiểm toán nhà nước cũng kiến nghị xử lý hơn 17 nghìn tỷ đồng.
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, kết quả kiểm toán năm 2010 tại 25/27 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cho thấy đều có lãi, bảo toàn và phát triển vốn. Tổng lợi nhuận trước thuế 48.461 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu, thu nhập bình quân đạt 15,98%, trên vốn đầu tư chủ sở hữu bình quân đạt 25,13%.
Trong đó, kết quả sản xuất kinh doanh của nhiều tập đoàn, tổng công ty tiếp tục tăng trưởng so với năm 2008, giữ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Lợi nhuận trước thuế 34.314 tỷ đồng, tăng 4,18%;), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (768,7 tỷ đồng, tăng 78,5%), Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (428,7 tỷ đồng, tăng 28,79 %) ...
Tuy nhiên, tại một số tập đoàn, tổng công ty mặc dù tình hình tài chính tại công ty mẹ tốt song các đơn vị thành viên chưa đồng đều, có đơn vị hiệu quả kinh doanh cao, có đơn vị thua lỗ lớn như: tại Tổng công ty Bưu chính Việt Nam thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 68 thuộc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội...
Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn, tổng công ty quản lý chi phí, giá thành còn nhiều hạn chế, hệ số huy động vốn cao, còn tiềm ẩn các yếu tố rủi ro... nên chưa phát huy tốt vai trò chủ đạo, đầu tàu của nền kinh tế, chưa tương xứng với những lợi thế và sự đầu tư của nhà nước, “đe dọa” đến việc bảo toàn vốn.
Cụ thể là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam lỗ 103 tỷ đồng, Tổng công ty Sông Hồng lỗ 20,641 tỷ đồng và Tổng công ty Bưu chính Việt Nam lỗ 1.026 tỷ đồng...; Một số đơn vị chưa nộp kịp thời các khoản thuế vào ngân sách nhà nước.
Thông qua việc kiểm toán báo cáo tài chính năm 2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 5 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm cho thấy: một số ngân hàng do tăng trưởng huy động vốn thấp hơn tăng trưởng tín dụng nên tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chỉ đạt 4,69-6,21%, thấp hơn mức quy định 8% của Ngân hàng Nhà nước. Việc này dẫn đến không đảm bảo khả năng chi trả, phải xin tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước và vay các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng, phát hành trái phiếu để bù đắp thiếu hụt thanh khoản; hiệu quả kinh doanh thấp; chất lượng tín dụng sụt giảm so với năm 2008.
Kiểm toán Nhà nước cũng đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 17 nghìn tỷ đồng. Trong đó, các khoản tăng thu gần 45 nghìn tỷ đồng; giảm chi gần 2,5 nghìn tỷ đồng; nợ đọng phát hiện tăng thêm là 698 tỷ đồng; các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua ngân sách nhà nước gần 8 nghìn tỷ đồng…
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, kết quả kiểm toán năm 2010 tại 25/27 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cho thấy đều có lãi, bảo toàn và phát triển vốn. Tổng lợi nhuận trước thuế 48.461 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu, thu nhập bình quân đạt 15,98%, trên vốn đầu tư chủ sở hữu bình quân đạt 25,13%.
Trong đó, kết quả sản xuất kinh doanh của nhiều tập đoàn, tổng công ty tiếp tục tăng trưởng so với năm 2008, giữ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Lợi nhuận trước thuế 34.314 tỷ đồng, tăng 4,18%;), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (768,7 tỷ đồng, tăng 78,5%), Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (428,7 tỷ đồng, tăng 28,79 %) ...
Kết quả kiểm toán cho thấy nhiều tập đoàn chưa phát huy tốt vai trò là đầu tàu của nền kinh tế |
Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn, tổng công ty quản lý chi phí, giá thành còn nhiều hạn chế, hệ số huy động vốn cao, còn tiềm ẩn các yếu tố rủi ro... nên chưa phát huy tốt vai trò chủ đạo, đầu tàu của nền kinh tế, chưa tương xứng với những lợi thế và sự đầu tư của nhà nước, “đe dọa” đến việc bảo toàn vốn.
Cụ thể là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam lỗ 103 tỷ đồng, Tổng công ty Sông Hồng lỗ 20,641 tỷ đồng và Tổng công ty Bưu chính Việt Nam lỗ 1.026 tỷ đồng...; Một số đơn vị chưa nộp kịp thời các khoản thuế vào ngân sách nhà nước.
Thông qua việc kiểm toán báo cáo tài chính năm 2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 5 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm cho thấy: một số ngân hàng do tăng trưởng huy động vốn thấp hơn tăng trưởng tín dụng nên tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chỉ đạt 4,69-6,21%, thấp hơn mức quy định 8% của Ngân hàng Nhà nước. Việc này dẫn đến không đảm bảo khả năng chi trả, phải xin tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước và vay các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng, phát hành trái phiếu để bù đắp thiếu hụt thanh khoản; hiệu quả kinh doanh thấp; chất lượng tín dụng sụt giảm so với năm 2008.
Kiểm toán Nhà nước cũng đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 17 nghìn tỷ đồng. Trong đó, các khoản tăng thu gần 45 nghìn tỷ đồng; giảm chi gần 2,5 nghìn tỷ đồng; nợ đọng phát hiện tăng thêm là 698 tỷ đồng; các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua ngân sách nhà nước gần 8 nghìn tỷ đồng…
Theo Dantri