TN - Đất & Người

Lâm Đồng: Huyện Di Linh đang tổ chức dập khẩn trương ổ dịch tả heo châu Phi khiến 68 con lợn bị chết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện mới tại xã Gia Hiệp (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã khiến 58 con lợn của 5 hộ dân trong 4 thôn chết buộc cơ quan chức năng phải khoanh vùng, tiêu độc khử trùng.

Ngày 1/8, ông Phạm Phi Long - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản (Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng) cho biết, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã tổ chức khoanh vùng, cô lập và tiêu độc khử trùng ổ dịch tả lợn Châu Phi mới phát sinh trên địa bàn xã Gia Hiệp, huyện Di Linh.
 

 Tính đến ngày 26/7, dịch tả lợn Châu Phi đã khiến 58 con lợn 58 con lợn của 5 hộ dân trong 4 thôn Gia Lành, Phú Hiệp 1, Phú Hiệp 3 và thôn 2 chết. Ảnh: Văn Long.
Tính đến ngày 26/7, dịch tả lợn Châu Phi đã khiến 58 con lợn 58 con lợn của 5 hộ dân trong 4 thôn Gia Lành, Phú Hiệp 1, Phú Hiệp 3 và thôn 2 chết. Ảnh: Văn Long


Cũng theo ông Long, tại Lâm Đồng, dịch tả lợn Châu Phi đã được phát hiện từ giữa tháng 7. Tính đến ngày 26/7, đã khiến 58 con lợn 58 con lợn của 5 hộ dân trong 4 thôn Gia Lành, Phú Hiệp 1, Phú Hiệp 3 và thôn 2 chết. Vì vậy, UBND huyện Di Linh khẩn trương khoanh vùng, cô lập, tiêu độc khử trùng ổ dịch tả lợn châu Phi mới phát sinh trên địa bàn. Đồng thời, tổ chức tiêu hủy số lợn bị nhiễm bệnh theo quy định.

Ông Nguyễn Văn Châu - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cũng cho hay, ngành nông nghiệp địa phương đã đề nghị UBND huyện Di Linh chỉ đạo các đơn vị liên quan tiêu hủy lợn mắc bệnh đồng thời hướng dẫn người chăn nuôi không được bán chạy lợn bệnh và không vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường.

 

Lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi được đưa đi tiêu hủy theo quy định. Ảnh: Văn Long.
Lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi được đưa đi tiêu hủy theo quy định. Ảnh: Văn Long


Đặc biệt, quản lý chặt chẽ các hoạt động vận chuyển, giết mổ, chế biến tại các cơ sở giết mổ động vật, cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật để hạn chế dịch bệnh lây lan qua khâu vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật.

Đến nay, Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh đã tổ chức tiêm phòng bệnh cho gần 10.000 con lợn. Đối với các địa phương có dịch, huyện Di Linh cũng đã cấp hơn 80 lít thuốc sát trùng và 4,2 tấn vôi bột để các hộ chăn nuôi tiêu độc khử trùng chuồng trại…


https://danviet.vn/lam-dong-huyen-di-linh-dang-to-chuc-dap-khan-truong-o-dich-ta-heo-chau-phi-khien-68-con-lon-bi-chet-20210801162711464.htm

Theo Văn Long (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm