Khoa học - Công nghệ

Tin tức công nghệ

Lần đầu tiên lấy thành công trứng của 2 con tê giác phương Bắc cuối cùng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mới đây, các nhà khoa học ở Kenya đã thành công trong việc lấy trứng của 2 con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng còn sống trên Trái. Đồng thời đây cũng là lần đầu tiên các nhà khoa học tiến hành lấy trứng của loài tê giác.

 

Được biết hai con tê giác cái được lấy trứng là Najin, 30 tuổi và "con gái" của nó tên Fatu, 19 tuổi, hai con cái này không thể mang thai sau khi 2 con đực cuối cùng là Suni chết vào tháng 10/2014 và Sudan chết vào hồi tháng 2/2018.

 

 



Theo kế hoạch, trứng của 2 con tê giác sẽ được dùng để thụ tinh nhân tạo cùng tinh trùng được lấy ra từ con Sudan và Suni trước khi chết. Hiện hai buồng trứng gồm 10 quả lấy ra từ 2 con tê giác trên đã được gửi sang Italy để bảo quản theo quy trình nghiêm ngặt nhất.

Ông Richard Vigne, Giám đốc khu bảo tồn Ol Pejeta tại Kenya – nơi đang chăm sóc 2 con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng cho biết việc lấy thành công trứng của tê là một dấu mốc lịch sử trong nỗ lực cứu loài vật đang bên bờ tuyệt chủng này.


 

 



Cũng theo ông Vigne, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu phương pháp thụ tinh nhân tạo tối ưu nhất để có thể sản sinh ra một đàn tê giác con với khoảng 20 con. Nếu thành công, đàn tê giác sẽ tiếp tục được nhân giống với số lượng đủ để có thể thả về môi trường tự nhiên tại khu vực Trung Phi.

 

 



Sudan, Suni, Najin và Fatu nằm trong nhóm 4 con tê giác trắng phương Bắc được chuyển từ sở thú ở Cộng hòa Czech tới khu bảo tồn động vật hoang dã phi lợi nhuận Ol Pejeta ở Kenya. Trong khi đó, loài tê giác trắng phương Nam hiện còn khoảng 20.000 con chủ yếu phân bố tại Nam Phi, số lượng tê giác trắng phương Bắc đã sụt giảm nghiêm trọng do nạn săn bắt và bị mất môi trường sống hoang dã. Từ năm 2006, nhân loại đã không còn ghi nhận bất kì con tê giác trắng phương Bắc nào sống trong môi trường tự nhiên.
 

Lộc Liên (CNN/TPO)

Có thể bạn quan tâm