Thu hoạch thuốc phiện ở miền nam bang Shan, Myanmar. Ảnh: TNI |
Cụ thể, nghị quyết kêu gọi các nước thành viên LHQ tiến hành phối hợp cấp quốc gia, khu vực và quốc tế nhằm giải quyết các thách thức do hoạt động sản xuất và buôn bán ma túy tổng hợp, cũng như hành vi phân phối, tiêu thụ và sử dụng không nhằm mục đích y tế và khoa học. Bên cạnh đó, LHQ lưu ý cần hành động phù hợp với nguyên tắc về trách nhiệm chung, luật pháp và hoàn cảnh mỗi nước.
Nghị quyết khuyến khích các nước thành viên có cách tiếp cận đổi mới, sáng tạo nhằm giải quyết hiệu quả các mối đe dọa do ma túy tổng hợp, thông qua việc thúc đẩy sự tham gia của tất cả các lĩnh vực liên quan, xây dựng năng lực ứng phó của hệ thống thực thi luật pháp và chăm sóc sức khỏe; mở rộng các biện pháp kiểm soát ma túy tổng hợp trong nước, khu vực và quốc tế; chủ động thiết lập và tăng cường hợp tác với các tổ chức xã hội, khu vực tư nhân, đồng thời giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội liên quan đến ma túy.
Nghị quyết cũng kêu gọi các quốc gia thành viên phát triển và thực hiện các chiến lược toàn diện, cân bằng, dựa trên bằng chứng khoa học và ở tất cả các cấp nhằm giải quyết và ứng phó hiệu quả vấn nạn ma túy tổng hợp.
Myanmar đã trở thành nhà sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới, theo báo cáo của Văn phòng Liên hợp quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC).
Myanmar vươn lên đứng đầu về sản lượng trồng thuốc phiện sau khi Afghanistan giảm 95% sản lượng xuống còn khoảng 330 tấn do chính quyền Taliban cấm trồng loại cây này hồi tháng 4/2022. Afghanistan từng là nhà sản xuất thuốc phiện hàng đầu thế giới, chiếm hơn 80% nguồn cung toàn cầu và là nguồn cung heroin chính ở cả châu Âu và châu Á.