TN - Đất & Người

Mất 5 năm khảo sát, doanh nghiệp Nhật Bản hợp tác trồng giống khoai lang Nhật nổi tiếng ở Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Là một trong những doanh nghiệp đang liên kết với đối tác Nhật Bản trồng khoai lang giống Nhật tại Tây Nguyên, hiện Công ty CP Xuất nhập khẩu Vĩnh Phúc đang tiến đến chế biến sâu những sản phẩm từ khoai lang giống Nhật.
Tại hội nghị trực tuyến đối thoại cấp cao về nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản và Diễn đàn Hợp tác doanh nghiệp công - tư Việt Nam - Nhật Bản do Bộ NNPTNT Việt Nam và Bộ Nông, lâm, ngư nghiệp Nhật Bản tổ chức, bên cạnh việc ký hợp tác trong lĩnh vực thủy lợi, thủy sản, các doanh nghiệp hai bên còn tìm kiếm các cơ hội đầu tư.
Quan trọng nhất là chữ tín
Là một trong những doanh nghiệp đang liên kết với đối tác Nhật Bản trồng khoai lang giống Nhật tại Tây Nguyên, hiện Công ty CP Xuất nhập khẩu Vĩnh Phúc đang tiến đến chế biến sâu những sản phẩm từ khoai lang giống Nhật. 
Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết, giống khoai lang Nhật Bản trồng ở Tây Nguyên cho năng suất, chất lượng rất tốt, đạt bình quân 30 - 35 tấn/ha.

Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đăk Lăk (Simexco Đăk Lăk) liên kết với nông dân trồng cà phê theo quy trình an toàn. Ảnh: T.L
Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đăk Lăk (Simexco Đăk Lăk) liên kết với nông dân trồng cà phê theo quy trình an toàn. Ảnh: T.L
5 năm qua tốc độ xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang phía Nhật Bản tăng từ 10 - 12%, năm 2019 đã đạt con số 3,55 tỷ USD. Đã có tới 11 dự án ODA Nhật Bản đầu tư với tổng giá trị vào khoảng 750 triệu USD để nâng cao các thiết chế hạ tầng khu vực nông nghiệp.
Nói về kinh nghiệm liên kết với doanh nghiệp Nhật Bản, bà Hương cho rằng, các doanh nghiệp Nhật Bản rất kỹ trong khâu khảo sát các yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu trước khi trồng khoai lang, họ mất đến 5 năm để làm việc này. 
Trong quá trình trồng, phải báo cáo nhật ký nông trại hàng ngày cho họ.
Cho rằng vấn đề cốt yếu nhất khi làm việc với các doanh nghiệp Nhật Bản là giữ chữ tín, đại diện những doanh nghiệp đã xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản chia sẻ, nếu đáp ứng đủ yêu cầu về truy xuất nguồn gốc đến tận hộ nông dân và an toàn thực phẩm thì cơ hội xuất khẩu sang Nhật Bản là rất lớn.
Là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân sang Nhật Bản lớn nhất Việt Nam hiện nay, trong 15 năm qua, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đăk Lăk (Simexco Đăk Lăk) liên tục mở được những đơn hàng mới tại Nhật Bản, thị trường vốn được coi là khó tính nhất nhì thế giới.
 Ông Lê Đức Huy - Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên, Phó Tổng Giám đốc Simexco Đăk Lăk cho biết, năm 2019, sản lượng xuất khẩu cà phê nhân của công ty sang Nhật Bản tăng 10% so với năm 2018.
 "Năm 2020, trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19, xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản vẫn tăng trưởng đều, với mức giá tốt" - ông Huy cho biết.
Sản xuất theo quy trình phía Nhật Bản đưa ra, ngoài ra công ty cũng liên kết với 12.000 hộ nông dân trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên phát triển vùng nguyên liệu cà phê an toàn, chất lượng. 
"Năm 2020, có một xu hướng rất mới trong hợp tác xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản là các doanh nghiệp rang xay cà phê Nhật Ban đang tìm cách đổ bộ vào Việt Nam. Đây là cơ hội để chúng ta nâng cao giá trị cà phê Việt" - ông Huy nói.
Tăng cường hợp tác lĩnh vực thủy lợi, thủy sản
Tại hội nghị trực tuyến đối thoại cấp cao về nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản và Diễn đàn Hợp tác doanh nghiệp công - tư Việt Nam - Nhật Bản do Bộ NNPTNT Việt Nam và Bộ Nông, lâm, ngư nghiệp Nhật Bản tổ chức chiều 12/12, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, Tầm nhìn hợp tác chiến lược giữa nông nghiệp Việt Nam với nông nghiệp Nhật Bản 2015-2019 đã đạt được những kết quả toàn diện. 
Một là, thúc đẩy nông sản trao đổi 2 bên, 5 năm vừa qua tốc độ xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang phía Nhật Bản tăng từ 10 - 12%, năm 2019 đạt con số 3,55 tỷ USD nông sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Hai là, trong thời gian qua đã có tới 11 dự án ODA Nhật Bản đầu tư cho Việt Nam với tổng giá trị khoảng 750 triệu USD để nâng cao các thiết chế hạ tầng khu vực nông nghiệp, trong đó có nhiều các khu vực để nâng cao khả năng thích ứng biến đổi khí hậu. 
"Một điểm hôm nay hai bên thống nhất với nhau là tăng cường và sâu sắc hơn nữa về phát triển nguồn nhân lực cho cả 3 khu vực gồm: Quản lý nhà nước về nông nghiệp; khu vực tổ chức quản trị kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua các giám đốc doanh nghiệp, đào tạo trực tiếp công nhân kỹ thuật dưới dạng là nông dân, dưới dạng các thành viên của hợp tác xã" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nông, lâm, ngư nghiệp Nhật Bản Nogami Kotaro cho biết, Nhật Bản đặt mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu nông lâm thủy sản của Nhật Bản đạt 5.000 tỷ yên, hiện Việt Nam đang đứng thứ 6 trong số các nước xuất khẩu nông sản của Nhật Bản, vì vậy tầm nhìn mới mà hai bên vừa ký kết sẽ đẩy mạnh xây dựng chuỗi giá trị, mở rộng cơ hội đầu tư giữa hai nước.
Trong khuôn khổ hội nghị đối thoại, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Bộ Nông, lâm, ngư nghiệp Nhật Bản Nogami Korato đã chứng kiến lễ ký kết giữa 2 bên về hợp tác công nghệ trong thủy lợi và thoát nước và bảo vệ nguồn tài nguyên biển, quản lý ngành ngư nghiệp trong lĩnh vực thủy sản đúng trách nhiệm.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường hy vọng, giai đoạn tới sẽ mở ra một triển vọng rất tốt đẹp từ nền tảng của giai đoạn 1, nâng mức quan hệ cao hơn, kể cả cấp quan hệ đến từng tỉnh, từng khu vực.
Theo Khánh Nguyên (DV)
https://danviet.vn/mat-5-nam-khao-sat-doanh-nghiep-nhat-ban-hop-tac-trong-giong-khoai-lang-nhat-noi-tieng-o-tay-nguyen-20201213162539075.htm

Có thể bạn quan tâm