(GLO)- Lời Tòa soạn: Thời gian qua, công tác đấu tranh và bảo vệ quyền con người luôn được tỉnh ta đặc biệt quan tâm. Phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Nguyễn Ngọc Sơn-Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh về công tác đấu tranh góp phần bảo vệ quyền con người.
*P.V: Ông có thể khái quát tình hình liên quan đến công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh?
Đại tá Nguyễn Ngọc Sơn. Ảnh: Lê Văn Ngọc |
Trước tình hình đó, lực lượng chức năng của tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, giải quyết thỏa đáng nhiều vụ việc. Bên cạnh đó, ngành chức năng cũng đã biên soạn, phát hành 178.270 tài liệu liên quan đến vấn đề nhân quyền và đấu tranh bảo vệ nhân quyền, cấp phát đến các cơ quan, tổ chức và từng thôn, làng, tổ dân phố. Tổ chức 11 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho 1.121 lượt báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và huyện, công chức, viên chức được phân công phụ trách, làm đầu mối tham mưu thực hiện nhiệm vụ phổ biến pháp luật ở cơ sở. Triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 24-2-2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai chiến lược trợ giúp pháp lý đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 8-8-2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, làng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020.
Thời gian qua, UBND tỉnh đã tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo tổ chức các ngày lễ; bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc và thành lập mới tổ chức tôn giáo; xây dựng, sửa chữa các cơ sở thờ tự và nơi sinh hoạt tôn giáo; xem xét giải quyết vấn đề đất đai xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo… Thường xuyên trao đổi, thăm hỏi, chúc mừng các tổ chức, cá nhân nhân các ngày lễ, nhân dịp các chức sắc được tấn phong. Làm tốt công tác giải quyết các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện và vi phạm liên quan tôn giáo. Tỉnh cũng đã tạo điều kiện cho người dân sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật.
Ngoài ra, các ngành, địa phương đã tham gia giải quyết các vụ việc liên quan đến an ninh xã hội, thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tăng cường đối thoại với dân và tập trung giải quyết các vụ việc tồn đọng, kéo dài... luôn tuân thủ nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Đồng thời, thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời các chế độ cho người có công và gia đình chính sách; đảm bảo an sinh xã hội.
Các lực lượng chức năng tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới. Các đơn vị, địa phương cũng đã triển khai các giải pháp tạo việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế-xã hội. Trong năm 2020, toàn tỉnh đã tạo việc làm cho 24.225 lao động, trong đó, giải quyết việc làm trong nước 23.705 lao động, xuất khẩu 520 lao động. Đồng thời, giải quyết kịp thời chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho 4.900 trường hợp.
Nhìn chung, các ngành, địa phương trong tỉnh đã tạo điều kiện tốt nhất để mọi người dân được làm việc, cống hiến và tận hưởng cuộc sống vui tươi, lành mạnh, hạnh phúc.
Đoàn công tác Ban Chỉ đạo nhân quyền Chính phủ khảo sát tại Gia Lai. Ảnh: Lê Văn Ngọc |
*P.V: Để quyền con người được đảm bảo trên mọi lĩnh vực trong tình hình mới, thời gian tới, lực lượng chức năng tỉnh sẽ cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm nào, thưa Đại tá?
- Đại tá NGUYỄN NGỌC SƠN: Thời gian tới, lực lượng chức năng tiếp tục làm tốt công tác nắm, phân tích, đánh giá và dự báo tình hình, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá ta về dân chủ, nhân quyền để kịp thời tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương về chủ trương, biện pháp xử lý phù hợp. Đẩy mạnh công tác thông tin, phối hợp giữa các sở, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh trong giải quyết các vụ việc nhạy cảm, phức tạp về an ninh trật tự, phục vụ tốt yêu cầu công tác bảo vệ và đấu tranh về nhân quyền trên địa bàn tỉnh.
Các sở, ban, ngành cần chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quyền con người ở địa phương; quá trình thực hiện phải đi đôi với kiểm tra, chấn chỉnh sai phạm. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác dân vận chính quyền. Đồng thời, tiếp tục phối hợp triển khai các biện pháp phòng-chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, các ngành, địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng kết hợp tấn công phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Chủ động phát hiện, đấu tranh, bóc gỡ hoạt động móc nối, phục hồi FULRO, “Tin lành Đê ga”. Quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động của số đối tượng chống đối chính trị, phản động trên địa bàn; có biện pháp xử lý hiệu quả đối với tất cả các tình huống liên quan đến gây rối, bạo loạn nhằm đảm bảo cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
*P.V: Xin cảm ơn Đại tá!
LÊ VĂN NGỌC (thực hiện)