TN - Đất & Người

Nghị lực phi thường của chàng trai Ê Đê khiếm thị, sống hiếu thảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tập 12 “Hát mãi ước mơ” đã mang đến câu chuyện dung dị nhưng đầy tình thương của gia đình đồng bào Tây Nguyên. Trong đó, anh chàng Y Tói bị khiếm thị nhưng một mình kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ khiến khán giả không khỏi xót xa.
Chàng trai Ê Đê khiếm thị mang lòng hiếu thảo
 
Lớn lên ở mảnh đất Gia Lai, Y Tói là chàng trai người Ê Đê. Anh bị khiếm thị từ nhỏ, không được đi học nên không biết chữ. Gia cảnh phần vốn rất nghèo, từ khi người cha qua đời lại càng khó khăn hơn. Tuy bị khiếm khuyết nhưng anh rất nghị lực và sống vô cùng tình cảm. Bản thân anh không muốn làm gánh nặng cho người khác mà còn thay cha mới qua đời chữa bệnh cho mẹ, chăm lo cho các em.
Cha mất gần 2 năm, đấy cũng là thời gian anh phải làm thay luôn phần việc của cha để kiếm tiền giúp mẹ chữa bệnh. Mẹ anh, chạy thận một tháng 3 lần và các em đang tuổi đi học. Anh làm tất cả công việc có thể từ làm rẫy, làm thuê, làm việc nhà, đến tối đi đánh trống ở quán kiếm thêm thu nhập. Mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc trên đôi vai gầy của chàng trai này.
Y Tói bị khiếm thị nhưng lại rất nghị lực và hiếu thảo.
Y Tói bị khiếm thị nhưng lại rất nghị lực và hiếu thảo.
Mặc dù phải đối diện với nhiều “thử thách” của số phận nhưng bù lại Y Tói có thính giác rất nhạy. Đặc biệt, Y Tói có khả năng cảm âm rất tốt vì thế chơi trống cajon đối với anh là một lợi thế. Ở nhà, anh hay đánh trống bằng những lon bia, lon sữa hoặc những cái thùng rất đơn giản.
Thấy thế anh Ksor Thức (cậu họ của Y Tói) đã mua cho anh một cái trống cajon. Anh chỉ tập một buổi là đánh được tất cả. Là một người khá nhút nhát nhưng chỉ cần ngồi trên chiếc trống cajon, Y Tói như biến thành một con người hoàn toàn khác. Bỏ lại tất cả những muộn phiền của cuộc sống để hòa mình vào âm nhạc. Không những chơi trống giỏi, Y Tói còn hát rất hay. Từ đó, mỗi ngày anh đều đến quán của cậu mình để đánh trống và kiếm thêm thu nhập.
Chị Ksor H’Hoanh và anh Ksor Thức là cậu mợ họ của Y Tói. Hai người là những cây văn nghệ có tiếng của đất Gia Lai. Cả hai mở một quán ăn chuyên bán những món ăn truyền thống của núi rừng Tây Nguyên. Hàng đêm, quán tổ chức ca hát và biểu diễn cồng chiêng. Ở đó, Y Tói cũng tham gia như một người nghệ sĩ thực thụ. Y Tói từng tâm sự với người mợ của mình rằng, anh chỉ muốn kiếm thật nhiều tiền để chữa bệnh cho mẹ, ngoài ra anh không mong điều gì riêng cho bản thân mình cả.
 
Biết được điều ấy, chị H’Hoanh càng thêm yêu thương người cháu này của mình. Chị sớm đã xem Y Tói như con cháu trong nhà vì thế chị quyết định tham gia chương trình giúp người cháu hiếu thảo hoàn thành mong ước. Với giọng hát nội lực của người con núi rừng, chị H’Hoanh đã tiến sâu vào vòng cuối cùng và giành chiến thắng với số tiền gần 40 triệu đồ. Chị H’Hoanh đã giúp cho mong ước nhỏ của Y Tói thành sự thật.
Thà làm thuê làm mướn và đói ăn chứ không cho con nghỉ học
Một câu chuyện cũng gây xúc động không kém chính là hoàn cảnh của anh I Cũ Bkrông (I Chu), 37 tuổi, hiện đang sống cùng vợ và 3 đứa con gái ở Cư Kuin, Đắk Lắk. Ở một vùng miền núi của tỉnh Đắk Lắk, trẻ con được đi học là một điều khá khó về kinh tế lần điều kiện vật chất. Nhưng với anh I Cũ Bkrông quan niệm, chỉ có con chữ mới giúp gia đình anh có cuộc sống tốt hơn nên bằng mọi giá.
Anh I Cũ Bkrông trên sân khấu chương trình
Anh I Cũ Bkrông trên sân khấu chương trình "Hát mãi ước mơ".
Vì lẽ đó, anh đều cho cản 3 đứa con đi học đầy đủ. Đây cũng là gia đình duy nhất ở làng làm được điều đó. Hai đứa con gái, đứa muốn làm bác sĩ, đứa muốn làm cô giáo. Trong ánh mắt mỗi em hiện rõ lên niềm vui sướng khi được đến trường, các em xem chuyện được đi học là một điều gì đó may mắn. Dẫu còn muôn vàn khó khăn, các em vẫn không nản lòng và quyết tâm đi học đến cùng. H’Ái Bdap – con gái của I Cũ Bkrông chia sẻ: “Thôi ngày mai đi học nữa rồi nghỉ cũng được. Rồi cứ ngày mai ngày mai nữa cũng vậy, riết rồi con không muốn nghỉ học nữa”.

Ở một vùng đất xa xôi, không có nhiều điều kiện để làm kinh tế, nhưng anh I Cũ Bkrông vẫn bươn chải mọi cách, làm thuê mướn nhiều công việc để có tiền lo cho các con ăn học. Tuy khó khăn nhưng trong thâm tâm anh I Cũ Bkrông chưa bao giờ có ý định bỏ cuộc: “Con cố gắng mà đi học, bố còn làm là còn lo được. Tương lai còn sức thì cứ làm, cố gắng động viên cho con được học hành đến nơi đến chốn”.

 I Cũ Bkrông cùng con gái.
I Cũ Bkrông cùng con gái.
Chính anh I Cũ Bkrông sẽ hát cho các con của mình. Với bài hát Yêu dân tộc Việt Nam của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, anh I Cũ Bkrông đã khoe được chất giọng tự nhiên, mộc mạc. Giám khảo Cẩm Ly cảm nhận anh sở hữu giọng hát ấm áp, hát hay, tuy anh hơi run nhưng cũng thể hiện bài hát khá tốt và chị có thiện cảm với giọng hát của anh. Giám khảo Ưng Đại Vệ thể hiện sự quý mến với em H’Ái Bdap.
Nam giám khảo chia sẻ, anh từng ước mơ viết nhạc khi còn là ca sĩ rồi anh cũng làm được bằng sự quyết tâm. Chính vì thế, khi nghe H’Ái Bdap nói về ước mơ được đi học, anh chàng đồng cảm và dành lời động viên chân thành đến cô bé cũng như gia đình I Cũ Bkrông.
Hà Tùng Long (dantri/GD&TĐ)

Có thể bạn quan tâm