TN - Đất & Người

Người dân đội nắng, ngâm mình dưới nước nhiều giờ tìm 'lộc trời'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cứ đến mùa nước cạn, người dân Kon Tum lại đổ xô ra đập thuỷ điện Đăk Yên để tìm "lộc trời". Họ không ngại đội nắng, ngâm mình dưới nước nhiều giờ để cào hến, hy vọng có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống.
Những ngày giữa tháng 3, tại đập thuỷ điện Đăk Yên, xã Hòa Bình (TP.Kon Tum, Kon Tum) có hàng chục người già, trẻ đội nắng, ngâm mình dưới nước để cào hến.

Những ngày giữa tháng 3, tại đập thuỷ điện Đăk Yên, xã Hòa Bình (TP.Kon Tum, Kon Tum) có hàng chục người già, trẻ đội nắng, ngâm mình dưới nước để cào hến.

Dù nắng nóng hơn 34oC, họ vẫn vui vẻ cặm cụi vừa cào, vừa đãi hến để kiếm thêm thu nhập.

Dù nắng nóng hơn 34oC, họ vẫn vui vẻ cặm cụi vừa cào, vừa đãi hến để kiếm thêm thu nhập.

Từ sáng sớm, chị Trần Thị Liên (trú phường Trần Hưng Đạo, TP.Kon Tum) đã cùng chồng kiếm một vũng nước cạn gần bờ để cào hến. Công việc chính của hai vợ chồng chị là thợ xây và thợ hồ. Đợt này hết việc nên tranh thủ đi đãi hến kiếm ít tiền học cho các con.

Từ sáng sớm, chị Trần Thị Liên (trú phường Trần Hưng Đạo, TP.Kon Tum) đã cùng chồng kiếm một vũng nước cạn gần bờ để cào hến. Công việc chính của hai vợ chồng chị là thợ xây và thợ hồ. Đợt này hết việc nên tranh thủ đi đãi hến kiếm ít tiền học cho các con.

"Cùng thời điểm này vào năm ngoái, hai vợ chồng đãi được khoảng 50-60kg hến/ ngày. Tuy nhiên năm nay, quần quật cả ngày chỉ kiếm được một nửa so năm ngoái vì hến chết nhiều", chị Liên cho hay.




"Cùng thời điểm này vào năm ngoái, hai vợ chồng đãi được khoảng 50-60kg hến/ ngày. Tuy nhiên năm nay, quần quật cả ngày chỉ kiếm được một nửa so năm ngoái vì hến chết nhiều", chị Liên cho hay.

Khoảng 11 giờ hơn, tranh thủ đi làm rẫy về, vợ chồng chị Y Ốc liền xuống một vùng nước sâu với hy vọng có thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống.
Khoảng 11 giờ hơn, tranh thủ đi làm rẫy về, vợ chồng chị Y Ốc liền xuống một vùng nước sâu với hy vọng có thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống.
Chỉ cần một cào, cái rổ và một cái gùi (có thể đựng bằng túi lưới, bì xác rắn) là có thể bắt đầu công việc cào, đãi hến.

Chỉ cần một cào, cái rổ và một cái gùi (có thể đựng bằng túi lưới, bì xác rắn) là có thể bắt đầu công việc cào, đãi hến.

Chồng chị Y Ốc chọn một vũng nước sâu để cào. Ông cho rằng, hến ở vũng cạn đã bị người ta cào hết, chỉ có vũng sâu là ít người cào.

Chồng chị Y Ốc chọn một vũng nước sâu để cào. Ông cho rằng, hến ở vũng cạn đã bị người ta cào hết, chỉ có vũng sâu là ít người cào.

Tranh thủ giờ trưa, nhiều em học sinh rủ nhau ra đập cào hến phụ giúp bố mẹ.

Tranh thủ giờ trưa, nhiều em học sinh rủ nhau ra đập cào hến phụ giúp bố mẹ.

Em Y Siêng (trú thôn Plei Dơng, xã Hòa Bình) phấn khởi vì hôm nay thu hoạch nhiều hơn mọi ngày.
Em Y Siêng (trú thôn Plei Dơng, xã Hòa Bình) phấn khởi vì hôm nay thu hoạch nhiều hơn mọi ngày.
Theo nhiều người dân, từ tháng 2 đến đầu tháng 4, nước tại dòng sông Đăk Bla cạn dần. Đây cũng là thời điểm nhộn nhịp hoạt động cào hến tại đập thuỷ điện Đăk Yên.
Theo nhiều người dân, từ tháng 2 đến đầu tháng 4, nước tại dòng sông Đăk Bla cạn dần. Đây cũng là thời điểm nhộn nhịp hoạt động cào hến tại đập thuỷ điện Đăk Yên.
Sau khi hến được đãi sơ, các thương lái sẽ đến tận nơi để thu mua với giá 15-17 nghìn đồng/kg tuỳ vào kích cỡ của hến. Mỗi ngày một người trung bình có thể kiếm được 200-400 nghìn đồng. Có gia đình kiếm được tiền triệu vì đông người đi cào.

Sau khi hến được đãi sơ, các thương lái sẽ đến tận nơi để thu mua với giá 15-17 nghìn đồng/kg tuỳ vào kích cỡ của hến. Mỗi ngày một người trung bình có thể kiếm được 200-400 nghìn đồng. Có gia đình kiếm được tiền triệu vì đông người đi cào.

Có thể bạn quan tâm