Sáng 28-9, lễ ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đã diễn ra giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với Công ty Điện nguyên tử Nhật Bản (JAPC).
Theo hợp đồng, JAPC sẽ thực hiện dịch vụ tư vấn lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 trong vòng 18 tháng.
Chi phí thực hiện dịch vụ tư vấn này do Chính phủ Nhật Bản tài trợ với tổng giá trị khoảng 2 tỷ yen thông qua Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản trực tiếp giải ngân cho tư vấn.
Phát biểu tại lễ ký kết, Tổng Giám đốc EVN Phạm Lê Thanh cho biết Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng của EVN. Sự hỗ trợ tài chính của Nhật Bản qua nguồn vốn ODA và tín dụng xuất khẩu luôn đứng đầu trong danh mục các nhà tài trợ cho dự án điện của EVN với tổng số tiền lên tới 420 tỷ yen.
Trong lĩnh vực điện hạt nhân, Nhật Bản đã tích cực hỗ trợ Việt Nam từ cung cấp thông tin, các chương trình đào tạo tham quan học tập, quan hệ công chúng, hỗ trợ các cơ quan pháp quy, các đơn vị tư vấn và chủ đầu tư trong hơn 15 năm qua.
Đặc biệt từ đầu năm 2010, Chính phủ Nhật Bản đã có thiện chí cung cấp khoản tài trợ để JAPC thực hiện dịch vụ lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Rút kinh nghiệm từ sự cố nhà máy điện nguyên tử Nhật Bản Fukushima hồi tháng Ba vừa qua, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Tanizaki Yasuaki bày tỏ mong muốn giúp Việt Nam áp dụng công nghệ hiện đại nhất và an toàn nhất về lĩnh vực điện hạt nhân, góp phần phát triển các nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam.
Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 thuộc Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do EVN làm chủ đầu tư.
Đây là dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam, thuộc Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 và được Quốc hội khóa XII phê chuẩn chủ trương đầu tư.
Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 có tổng công suất lắp đặt khoảng 2.000MW, với 2 tổ máy, xây dựng tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, với công nghệ lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò hiện đại, đã được kiểm chứng, bảo đảm tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh tế.
Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ góp phần đáng kể đáp ứng nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường an ninh năng lượng quốc gia, giảm phát thải và phát triển trình độ khoa học công nghệ của quốc gia về lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Lễ ký kết hợp đồng. |
Chi phí thực hiện dịch vụ tư vấn này do Chính phủ Nhật Bản tài trợ với tổng giá trị khoảng 2 tỷ yen thông qua Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản trực tiếp giải ngân cho tư vấn.
Phát biểu tại lễ ký kết, Tổng Giám đốc EVN Phạm Lê Thanh cho biết Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng của EVN. Sự hỗ trợ tài chính của Nhật Bản qua nguồn vốn ODA và tín dụng xuất khẩu luôn đứng đầu trong danh mục các nhà tài trợ cho dự án điện của EVN với tổng số tiền lên tới 420 tỷ yen.
Trong lĩnh vực điện hạt nhân, Nhật Bản đã tích cực hỗ trợ Việt Nam từ cung cấp thông tin, các chương trình đào tạo tham quan học tập, quan hệ công chúng, hỗ trợ các cơ quan pháp quy, các đơn vị tư vấn và chủ đầu tư trong hơn 15 năm qua.
Đặc biệt từ đầu năm 2010, Chính phủ Nhật Bản đã có thiện chí cung cấp khoản tài trợ để JAPC thực hiện dịch vụ lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Rút kinh nghiệm từ sự cố nhà máy điện nguyên tử Nhật Bản Fukushima hồi tháng Ba vừa qua, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Tanizaki Yasuaki bày tỏ mong muốn giúp Việt Nam áp dụng công nghệ hiện đại nhất và an toàn nhất về lĩnh vực điện hạt nhân, góp phần phát triển các nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam.
Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 thuộc Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do EVN làm chủ đầu tư.
Đây là dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam, thuộc Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 và được Quốc hội khóa XII phê chuẩn chủ trương đầu tư.
Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 có tổng công suất lắp đặt khoảng 2.000MW, với 2 tổ máy, xây dựng tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, với công nghệ lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò hiện đại, đã được kiểm chứng, bảo đảm tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh tế.
Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ góp phần đáng kể đáp ứng nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường an ninh năng lượng quốc gia, giảm phát thải và phát triển trình độ khoa học công nghệ của quốc gia về lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Theo TTXVN