Ảnh đẹp

Những bức ảnh tuyệt đẹp trong giải thưởng ảnh du lịch của National Geographic 2018

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

National Geographic đã bắt đầu khởi động giải thưởng ảnh du lịch thường niên của mình. Người tham dự có thể gửi ảnh tranh giải ở các hạng mục: Thiên nhiên, Con người, và Đô thị. Người chiến thắng sẽ dành được giải thưởng trị giá 10.000 đôla.

Dưới đây là một vài bức ảnh tuyệt đẹp trong số các bức ảnh gửi về sớm nhất để tham dự cuộc thi. Thời gian sẽ kéo dài đến ngày 31 tháng Năm. Chắc chắn chúng ta sẽ còn được ngắm nhìn thêm rất nhiều các tác phẩm xuất sắc khác.

 

 



Nhiếp ảnh gia người Mỹ Naresh Balaguru đã ghi lại bức ảnh xuất sắc này khi cầu vồng bắc qua Hẻm Grand Canyon. Anh nói “Khi mặt trời lên, một cơn bão kéo về rìa phía nam còn tôi thì đang chuẩn bị đóng gói đồ đạc. Bỗng nhiên trời sáng lên trong một khoảng thời gian ngắn, tạo ra hình ảnh tuyệt đẹp này. Đây là chuyến đi đầu tiên của tôi đến Grand Canyon. Khung cảnh đẹp đến mức khiến tôi không thể thốt lên lời mà chỉ biết bấm máy”.


 

 



Nhiếp ảnh gia Hiroki Inoue chụp ảnh hoa anh đào nở rộ tuyệt đẹp vào một buổi tối ở Nakameguro, Tokyo.

 

 



Nhiếp ảnh gia người Ý, Enrico Pescantini, chụp ảnh về khu khảo cổ Teotihuacan ở Mexico. Ông nói: “Kim tự tháp lớn thứ ba thế giới này dành để thờ thần Mặt trời. Sự hoàn hảo về mặt hình học của nó khiến bất kì ai cũng phải ngưỡng mộ nền văn minh đã tạo ra nói. Kiến trúc vĩ đại này càng trở nên to lớn hơn khi so với hình ảnh con người nhỏ bé ở khung hình. Tuy bé nhỏ, nhưng con người chính là nhà kiến tạo ra kì quan này”.

 

 



Nhiếp ảnh gia Khai Chuin Sim đến từ Malaysia chụp bức ảnh này ở Kenya. Anh giải thích “Tôi đến công viên quốc gia Masai Mara từ rất sớm để xem cuộc di cư vĩ đại. Tôi nhìn thấy một con tê giác từ xa, đang đứng cạnh gốc cây. Ánh sáng phía sau của mặt trời quá mạnh mẽ nên tôi quyết định chụp hình ảnh bóng của nó”.

 

 



Nhiếp ảnh gia người Ấn độ Nitish Thakus chụp ảnh những người chăn gia súc trên dãy núi Himalayas. Anh nói: “Các con dê mang theo các vật dụng cần thiết cho chuyến đi. Những con chó chăn cừu được quấn cổ nhằm chống lại sự tấn công từ báo hoặc gấu”.

 

 



Mattia Passarini sống ở Trung Quốc, đã có thời gian sống gần với bộ tộc chăn nuôi gia súc Mundari ở Nam Sudan. “Mundari là một trong những bộ lạc chăn nuôi gia súc nổi tiếng nhất. Họ di chuyển đàn gia súc của mình sang đồng cỏ vào mùa khô và trở lại khu định cư trong rừng nhiệt đới vào mùa mưa”.

 



Một cặp chị em đang ngồi trên cầu thang và uống masala chai ở Rajasthan, Ấn Độ. Bức ảnh này của nhiếp ảnh gia người Malaysia, Firdaus Hadzri.

 

Mạch nước ngầm Sol de Managa vào buổi sáng sớm được nhiếp ảnh gia người Hongkong King Hi Antony Tang chụp lại. Anh cho biết “Tôi ấn tượng với phong cảnh ngoạn mục này, kết cấu thổ nhưỡng tuyệt đẹp và bầu không khí kì lạ. Tôi rất hạnh phúc được chia sẻ khoảnh khắc khó quên này với tất cả mọi người”.

 

 Dung nham trôi dạt vào biển sau vụ phun trào núi lửa ở Bolivia. Nhiếp ảnh gia Tetsuya Nomura nói “Vụ nổ xảy ra và các cuộn khói xuất hiện. Ống kính máy ảnh của tôi bắt đầu phủ một lớp sương mờ”.
 



Dung nham trôi dạt vào biển sau vụ phun trào núi lửa ở Bolivia. Nhiếp ảnh gia Tetsuya Nomura nói “Vụ nổ xảy ra và các cuộn khói xuất hiện. Ống kính máy ảnh của tôi bắt đầu phủ một lớp sương mờ”.

 Hideyuki Katagiri, nhiếp ảnh gia người Nhật, chụp được bức ảnh này của tuyến đường sắt Enoshima ngoài khơi Nhật Bản. Tuyến đường nối liền Kamakura với Fujisawa. Anh nói: “Đường sắt Enoshima đi qua phố mua sắm. Mọi người và xe di chuyển trong ngày. Sáng sớm khi tàu chuyển bánh, đường ray vẫn còn ướt bởi cơn mưa, lấp lánh trong ánh sáng”.
 

Hideyuki Katagiri, nhiếp ảnh gia người Nhật, chụp được bức ảnh này của tuyến đường sắt Enoshima ngoài khơi Nhật Bản. Tuyến đường nối liền Kamakura với Fujisawa. Anh nói: “Đường sắt Enoshima đi qua phố mua sắm. Mọi người và xe di chuyển trong ngày. Sáng sớm khi tàu chuyển bánh, đường ray vẫn còn ướt bởi cơn mưa, lấp lánh trong ánh sáng”.

Hữu Nguyên (Dantri)
Theo DailyMail

 

Có thể bạn quan tâm