Kinh tế

Gia Lai:

Phấn đấu đến năm 2025 có từ 60% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động khá, tốt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 20-9-2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2517/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18-7-2023 của Chính phủ về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Nhiều HTXNN đã ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất và chế biến các sản phẩm dược liệu. Ảnh: Vũ Thảo
Nhiều HTXNN đã ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất và chế biến các sản phẩm dược liệu. Ảnh: Vũ Thảo

Theo đó, phấn đấu đến năm 2025 có từ 60% hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) trở lên hoạt động có hiệu quả đạt loại khá, tốt; xây dựng thành công 10 mô hình điểm về HTXNN hoạt động hiệu quả, để nhân rộng mô hình toàn tỉnh; mở rộng số lượng thành viên, quy mô kinh doanh thông qua các hình thức liên kết, hợp tác giữa các HTX; vận động 40-45% tổng số hộ nông, lâm nghiệp tham gia thành viên HTXNN; giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích sản xuất nông nghiệp tăng ít nhất 10%; doanh thu tăng ít nhất 20%; khoảng 30% HTXNN có liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Phấn đấu có trên 50 HTXNN ứng dụng công nghệ cao, áp dụng biện pháp thực hành nông nghiệp tốt (GAP), kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức; khoảng 30% cán bộ quản lý HTXNN được đào tạo nghề giám đốc HTXNN theo chương trình đào tạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các cơ sở đào tạo khác.

Phấn đấu đến năm 2025 có từ 60% HTXNN trở lên hoạt động có hiệu quả đạt loại khá, tốt. Ảnh: Vũ Thảo.
Phấn đấu đến năm 2025 có từ 60% HTXNN trở lên hoạt động có hiệu quả đạt loại khá, tốt.
Ảnh: Vũ Thảo.

Để triển khai thực hiện Kế hoạch, UBND tỉnh đã đề ra 9 nhóm giải pháp tập trung, gồm: xây dựng mô hình HTXNN phát triển bền vững, hoạt động hiệu quả; rà soát, nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kịp thời đề xuất, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển HTXNN, quan tâm đến các chính sách đất đai, tín dụng, chính sách khoa học, công nghệ, chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho phát triển bền vững HTXNN; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực quản trị cho cán bộ quản lý, thành viên HTXNN; đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển HTXNN; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và hỗ trợ phát triển HTXNN; nâng cao vai trò cấp ủy đảng, chính quyền, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức cho cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể và người dân về bản chất, vị trí, vai trò, tầm quan trọng, quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển HTXNN trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng, phát triển HTXNN với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm